【bóng hôm nay】Nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà đăng ký chứng nhận khoa học công nghệ

Nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà đăng ký chứng nhận khoa học công nghệ

Thông tin về đóng góp của doanh nghiệp KH&CN TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: chụp tư liệu

Tiềm năng phát triển còn rất lớn

Thông tin được chia sẻ tại Hội thảo “Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ trong cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo” do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP. Hồ Chí Minh tổ chức sáng 12/10 cho thấy, năm 2021, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã tạo ra doanh thu trên 2.000 tỷ đồng, chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và cơ khí tự động hoá. Phần lớn các doanh nghiệp này đều có sự tăng trưởng mạnh so với trước dịch Covid-19.

Năm 2021, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp KHCN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã tạo ra doanh thu trên 2.000 tỷ đồng, chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và cơ khí tự động hoá.

Cũng theo thống kê của Sở KH&CN, tính đến nay trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện có 111 doanh nghiệp KH&CN được cấp Giấy chứng nhận. Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện chứng nhận là trên 700 doanh nghiệp, tiềm năng phát triển mạng lưới doanh nghiệp KH&CN còn rất lớn.

Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh hiện có 36 cơ sở ươm tạo/tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, 13 không gian làm việc chung, hơn 100 trường đại học và cao đẳng có hoạt động đổi mới sáng tạo, cùng với số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Startup) khoảng gần 2.000 doanh nghiệp. Nguồn phát triển doanh nghiệp KH&CN như vậy cần được thúc đẩy phát triển trong thời gian tới để xây dựng một hệ sinh thái hoạt động mạnh và có chất lượng nhằm hình thành ngày càng nhiều các doanh nghiệp KH&CN cho thành phố, tạo ra nguồn lực có chất lượng từ xã hội đầu tư cho KH&CN.

Hiện nay TP. Hồ Chí Minh đang triển khai Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Trong khi đó, Nghị định số 13/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ doanh nghiệp KH&CN được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi về tín dụng; được hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả KH&CN; hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ. Điều này cho thấy doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KH&CN có nhiều cơ hội để phát triển.

Chưa mặn mà đăng ký hồ sơ chứng nhận

Theo bà Phan Thị Thùy Ly - Phó Giám đốc phụ trách Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao, chính sách ưu đãi rất tốt dành cho doanh nghiệp KH&CN, nhưng rất ít doanh nghiệp đăng ký hồ sơ trở thành doanh nghiệp KH&CN. Bà Ly cho rằng, việc đăng ký trở thành doanh nghiệp KH&CN còn khó khăn.

Cụ thể như, để được công nhận doanh nghiệp KH&CN thì doanh nghiệp phải chứng minh quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp kết quả nghiên cứu KH&CN, cũng như phải giải trình quá trình ươm tạo và làm chủ KH&CN. Điều này không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng chia sẻ bí quyết công nghệ.

Nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà đăng ký chứng nhận khoa học công nghệ

Khen thưởng các doanh nghiệp tiêu biểu lĩnh vực KH&CN TP. Hồ Chí Minh Ảnh: CTV

Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp KH&CN sau khi thành lập và hoạt động đã không phát huy được lợi thế cạnh tranh từ việc ứng dụng công nghệ mới cùng các chính sách ưu đãi, do vậy không đáp ứng các điều kiện doanh thu theo quy định, dẫn đến không đủ điều kiện hưởng chính sách ưu đãi nên rất khó phát triển.

Trên thực tế những năm qua, các doanh nghiệp KH&CN là nơi nhận chuyển giao công nghệ mới, tiếp nhận các kết quả nghiên cứu từ khu vực viện nghiên cứu, trường đại học, đồng thời là đích đến doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để đưa trí tuệ, những ý tưởng của mình tạo ra những sản phẩm đem lại lợi ích cho xã hội, doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng là cầu nối đưa nhanh các tiến bộ KH&CN ứng dụng vào sản xuất, đời sống và tạo ra những sản phẩm KH&CN có giá trị gia tăng cao.

Thực tế những năm qua, nhiều doanh nghiệp KH&CN đã có doanh thu lớn, sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu trong nước và quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Thực tế những năm qua, nhiều doanh nghiệp KH&CN đã có doanh thu lớn, sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu trong nước và quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Để khuyến khích, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ trong cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo, bà Chu Vân Hải - Phó Giám đốc Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cần làm rõ vướng mắc trong việc đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, cũng như tạo tiền đề cầu nối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp khoa học công nghệ với nhau, tạo nên mối liên kết bền vững, góp phần triển khai hiệu quả Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.

Đây là cách hỗ trợ thiết thực với các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới tiếp cận với các chính sách ưu đãi, phương thức đăng ký doanh nghiệp KH&CN./.

Cúp C1
上一篇:Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
下一篇:Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm