【kết quả trận viettel】“Bệ đỡ” doanh nghiệp vươn xa

[Cúp C1] 时间:2025-01-10 17:14:21 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:47次

be do doanh nghiep vuon xa

Chuyển biến rõ rệt

be do doanh nghiep vuon xa
“Rào cản hiện nay không đến từ chính sách mà từ chính bản thân DN. Nếu các DN chịu đầu tư,ệđỡdoanhnghiệpvươkết quả trận viettel tính toán thì sẽ vươn lên được, hội nhập thành công. Cộng đồng DN cần tăng cường sự gắn kết với nhau, DN nhỏ phải học DN lớn hơn để cùng phát triển”.
be do doanh nghiep vuon xa

Bà Phạm Thị Huân (Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân)

Để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, từ năm 2014 đến nay, liên tiếp 3 Nghị quyết 19 của Chính phủ (Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18-3-2014; Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12-3-2015 và Nghị quyết 19/2016/NQ-CP ngày 28-4-2016) ra đời, vạch rõ những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần thực hiện. Điều này thể hiện quyết tâm cao từ phía Chính phủ. Không chỉ vậy, năm 2016 còn ghi nhận dấu ấn đặc biệt, khi ngày 16-5-2016, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020, tiếp tục thúc đẩy thay đổi môi trường kinh doanh, tạo một “sân chơi” bình đẳng, nhiều sức bật cho cộng đồng DN.

Những động thái trên đã từng bước giúp môi trường kinh doanh Việt khoác lên mình “tấm áo mới”, khởi sắc hơn so với trước đó. Điều này được minh chứng rõ nét qua sự công nhận của các tổ chức quốc tế. Báo cáo công bố mới đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy: Trong năm qua, Việt Nam đã có bước cải thiện đáng kể về môi trường kinh doanh khi tăng 14 bậc trong bảng xếp hạng "Thúc đẩy thương mại xuyên biên giới 2016", lên vị trí 73/136 nền kinh tế được đánh giá. Việc thăng hạng này được đánh giá từ sự cải thiện trong khâu thủ tục hải quan và giảm thời gian thủ tục cho hàng hóa XNK. Cụ thể, sự đơn giản hóa trong quá trình nhập cảnh ở cửa khẩu biên giới, tiến bộ trong việc tăng khả năng tiếp cận thị trường trong nước cho hàng hóa NK, tăng thị phần hàng hóa NK miễn thuế đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN XNK, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh thương mại của Việt Nam.

Không chỉ vậy, Báo cáo thường niên về chỉ số thuận lợi kinh doanh 2017 được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 26-10-2016 cũng cho thấy, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã cải thiện rõ rệt hơn hẳn so với năm 2015. Việt Nam xếp hạng 82 trên tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá, tăng 9 bậc so với bảng xếp hạng năm 2015 (thứ hạng Việt Nam năm ngoái là 91). Đáng chú ý, một số chỉ số có sự cải thiện đáng kể so với năm 2015 là chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới tăng 15 bậc và chỉ số về nộp thuế tăng 11 bậc. Hai chỉ số này thể hiện nỗ lực của Bộ Tài chính nói chung, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan nói riêng khi đã cải thiện được thủ tục hành chính, thủ tục kiểm tra chuyên ngành…

Nhìn nhận về việc môi trường kinh doanh tăng tới 9 bậc trong báo cáo của WB, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho rằng, việc này rất đáng mừng, thể hiện rõ kết quả trong cải cách thể chế mấy năm vừa qua. Đánh giá cao những cải cách trong lĩnh vực thuế, hải quan, theo TS.Lưu Bích Hồ, thủ tục thuế đã được siết lại, rõ ràng, nhanh gọn hơn. Thủ tục hải quan cũng được tự động hóa, thời gian thông quan có sự cải thiện tốt hơn trước rất nhiều. “So với các nước, với yêu cầu đặt ra, Việt Nam còn chậm, song nếu so sánh với chính bản thân trước đó thì chúng ta đã khá hơn. Tôi cho rằng WB không có sự thiên lệch khi ghi nhận sự cải thiện của Việt Nam”, TS. Lưu Bích Hồ nhấn mạnh.

Doanh nghiệp vững tin

Không chỉ được các tổ chức thế giới công nhận, những cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam còn thể hiện rõ nét qua chính sự đánh giá từ phía cộng đồng DN.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân cho rằng, những năm gần đây môi trường kinh doanh đã có đổi thay lớn. Chính phủ triển khai nhiều chính sách hỗ trợ DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ, tạo thêm thuận lợi. Về vốn liếng, các ngân hàng cũng tương đối cởi mở với DN. Môi trường kinh doanh hiện tại đủ để giúp các DN nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. “Rào cản hiện nay không đến từ chính sách mà từ chính bản thân DN. Nếu các DN chịu đầu tư, tính toán thì sẽ vươn lên được, hội nhập thành công. Cộng đồng DN cần tăng cường sự gắn kết với nhau, DN nhỏ phải học DN lớn hơn để cùng phát triển”, bà Huân nói.

Liên quan tới vấn đề này, tâm đắc với Nghị quyết 35 của Chính phủ, theo ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sữa Hà Nội, ban hành ngay sau cuộc gặp của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng DN ngày 29-4, tinh thần toát ra từ Nghị quyết 35 là coi DN là đối tượng phục vụ. Nghị quyết 35 đã chỉ ra những nguyên tắc quan trọng như tôn trọng quyền tự do kinh doanh DN, tạo thuận lợi cho DN trong tiếp cận vốn, đất đai… Với tinh thần cầu thị, quyết tâm cao, Nghị quyết 35 đã và đang thổi “luồng gió mới” vào môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo sự phấn khởi cho DN, doanh nhân. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng, Nghị quyết 35 là chương trình dài hơi nên cần chờ đợi trong lâu dài mới thấy hết được hiệu quả chứ không thể chỉ đánh giá sau vài tháng.

Cũng nhìn nhận những chuyển biến tích cực từ môi trường kinh doanh đã và đang hướng tới tầm khu vực, thế giới sẽ giúp cộng đồng DN thêm vững niềm tin, nâng tính cạnh tranh, tuy nhiên theo đại diện một số DN mọi thứ chưa được như kỳ vọng. Các DN mong muốn, thời gian tới những chính sách nói chung, đặc biệt là Nghị quyết 35 sẽ không chỉ thông suốt ở tầm chỉ đạo của Chính phủ mà ngày càng đi vào thực tiễn, làm tốt vai trò “bệ đỡ”, giúp DN được vẫy vùng trong môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.

Trả lời cho câu hỏi, làm thế nào để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, tạo thêm nhiều thuận lợi cho các DN, TS. Lưu Bích Hồ cho rằng: Dù đạt được những bước tiến nhất định, song Việt Nam không được chủ quan mà cần tiếp nỗ lực cải cách với những xoay chuyển mạnh mẽ hơn. Bởi thực tế cho thấy, trong khi Chính phủ đẩy mạnh cải cách thì bộ máy thực thi phía dưới vẫn còn những hạn chế khiến cải cách nhiều khi chưa tới được với DN.

Một số chuyên gia còn đưa ra quan điểm: Chính phủ cần đi sâu sát hơn vào hoạt động của các bộ, ngành, thậm chí có những quy chế thưởng, phạt phân minh. Điển hình như, chiếu theo nội dung của các Nghị quyết, nếu bộ, ngành nào làm tốt, tích cực cần kịp thời khen thưởng và ngược lại, đơn vị nào làm chưa tốt phải xử lý nghiêm.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接