当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【trận đấu ngoại hạng anh tối nay】Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam: Cần sớm có bộ nhận diện “Chuyển đổi số quốc gia”

{ keywords}
Ông Nguyễn Long,ổngthưkýHộiTinhọcViệtNamCầnsớmcóbộnhậndiệnChuyểnđổisốquốtrận đấu ngoại hạng anh tối nay Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam phát biểu tại lễ phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng “Chuyển đổi số quốc gia”. 

Xây dựng biểu trưng (logo) về Chuyển đổi số quốc gia là một trong những giải pháp để chuyển đổi nhận thức, đã được Thủ tướng Chính phủ xác định trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Với mong muốn thu hút sự tham gia đông đảo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chung tay sáng tạo, Bộ TT&TT vừa chính thức phát động cuộc thi sáng tạo biểu trưng “Chuyển đổi số quốc gia”.

Diễn ra từ đầu tháng 7 đến trung tuần tháng 9, cuộc thi hướng tới chọn được mẫu logo “Chuyển đổi số quốc gia” để thống nhất sử dụng trong toàn bộ các hoạt động của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; góp phần xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia về chuyển đổi số, công nghệ số, đổi mới, công nghiệp sáng tạo.

Chia sẻ tại lễ phát động cuộc thi sáng tạo biểu trưng “Chuyển đổi số quốc gia”, ông Nguyễn Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam nhận xét sự kiện này như là bước khởi động cho việc thực hiện kế hoạch Ngày chuyển đổi số quốc gia đầu tiên vào 10/10 sắp tới.

Với lịch trình Ban tổ chức đưa ra, theo ông Nguyễn Long, có thể thấy mong muốn của Bộ TT&TT và Ban tổ chức là bộ nhận diện, biểu trưng “Chuyển đổi số quốc gia” sẽ xuất hiện trong Ngày chuyển đổi số quốc gia đầu tiên – Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022.

Có cơ hội chứng kiến cả 1 quá trình lịch sử của ngành CNTT nước nhà, ông Nguyễn Long điểm lại: Thời kỳ những năm 70 - 80, biểu tượng đầu tiên của tin học, máy tính là bàn phím và màn hình. Đến đầu những năm 2000, khi thế giới kết nối rộng mở với toàn cầu, các biểu tượng đều gắn với ký tự @.

Với chuyển đổi số, nền tảng, cái lõi để đưa đến giai đoạn phát triển này là máy tính, tin học, CNTT-TT, tự động hóa… Sau đó, mở rộng ra, chuyển đổi số phải lan tỏa được đến mọi người dân, và người dân là người hưởng lợi, là trung tâm của mọi hoạt động.

Một lần nữa bày tỏ mong muốn sớm có được 1 bộ nhận diện, biểu trưng “Chuyển đổi số quốc gia” để nhận diện, ghi dấu thời điểm những ngày đầu tiên Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10 được công nhận, đại diện Hội Tin học Việt Nam cho rằng, sự ra đời của biểu trưng “Chuyển đổi số quốc gia” trước hết sẽ có lợi cho giới CNTT-TT Việt Nam, tạo động lực sáng tạo, đổi mới, phát triển để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cùng với đó, cộng đồng cũng hưởng lợi từ công cuộc chuyển đổi số quốc gia, qua đó minh chứng khả năng Việt Nam có thể vững vàng hội nhập thế giới, trở thành nước có tiềm năng hội nhập và phát triển nhanh.

“Cộng đồng CNTT sẽ tham gia đóng góp ý tưởng, hình ảnh để phục vụ cho cuộc thi sáng tác biểu trưng Chuyển đổi số quốc gia”, đại diện Hội Tin học Việt Nam nói.

Trong phát biểu công bố phát động cuộc thi, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cũng đã chỉ rõ, chúng ta đang ngày càng chuyển đổi nhiều hơn hoạt động của mình từ môi trường thực lên môi trường số.

Khi chuyển đổi từ môi trường cũ sang môi trường mới, sự thay đổi đầu tiên chính là thay đổi trong nhận thức. Để thay đổi nhận thức, nếu chúng ta có một hình ảnh để từ hình ảnh đó truyền đi thông điệp đến mọi người đều hiểu, chia sẻ và thôi thúc quá trình chuyển đổi số thì sẽ rất có ý nghĩa. Vì đây là một việc khó, Bộ TT&TT mong muốn kêu gọi sự chung tay sáng tạo của cả cộng đồng để chúng ta có được 1 biểu trưng về chuyển đổi số quốc gia.

Chia sẻ thêm về định nghĩa chuyển đổi số, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho hay, chuyển đổi số hướng tới người dân, do đó Bộ TT&TT chọn định nghĩa dễ hiểu với mọi người: “Chuyển đổi số là chuyển đổi hoạt động từ môi trường thực lên môi trường số”.

Thứ trưởng cũng cho biết, nếu như năm 2010, trung bình 1 người Việt mỗi ngày dành 1 giờ trên môi trường số, thì cho đến nay, con số này đã là gần 6 giờ. Nghĩa là, thời lượng người dân dành thời gian trên môi trường số đã tăng gấp 5 lần trong vòng hơn 10 năm qua.

Chúng ta chuyển đổi hoạt động càng nhiều lên môi trường số, mức độ chuyển đổi số càng cao. Và khi chuyển đổi số hoàn toàn, sẽ hình thành “Metaverse”, khi đó mọi người sẽ cùng lúc sống trong cả 2 thế giới, cả thế giới thực và thế giới số.

"Bộ TT&TT sẽ thúc đẩy hoạt động của người dân, doanh nghiệp Việt Nam lên môi trường số nhiều hơn thông qua các nền tảng số Việt Nam, đặc biệt là từ năm 2022 này”, Thứ trưởng chia sẻ thêm. 

Theo thể lệ cuộc thi, cùng với việc phải gắn với dòng chữ “Chuyển đổi số quốc gia”, biểu trưng cần thể hiện được tầm nhìn của Chương trình chuyển đổi số quốc gia là đến năm 2030, đó là “Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp”.

Tác phẩm dự thi cần khái quát được mục tiêu chuyển đổi số quốc gia là phát triển 3 trụ cột gồm: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, phát triển Chính phủ số để phục vụ người dân tốt hơn, phát triển kinh tế số giúp người dân giàu hơn, và phát triển xã hội số làm cho người dân hạnh phúc hơn. Đồng thời, phản ánh được quá trình chuyển đổi số có sự tham gia, vào cuộc và tác động tới tất cả các cơ quan, đơn vị và địa phương; chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của chuyển đổi số. Người dân, doanh nghiệp cũng phải tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

分享到: