Thủ tướng chủ trì hội nghị đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước | |
Các chuyên gia kiến nghị gì về cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước?ẽbáocáoThủtướngxửlýtráchnhiệmliênquancácvụviệcsaiphạmtrongcổphầnhólịch thi đấu vòng loại world cup 2026 châu a | |
Đến hết năm 2020: 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa |
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằn cần làm rõ trách nhiệm người đứng đầu. |
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp: Đã phát hiện sai phạm nên không thể chủ quan
Quá trình đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cần nêu cao tinh thần công khai, minh bạch và thượng tôn pháp luật theo yêu cầu của Thủ tướng.
Tuy nhiên, trong quá trình này đã phát hiện những bất cập. Hiện nay, bước đầu đã phát hiện những sai phạm, cố ý làm trái quy định của pháp luật trong thoái vốn Nhà nước, làm trái với ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của lãnh đạo Chính phủ, vì vậy không thể chủ quan. Bên cạnh đó là tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, làm cho quá trình tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, xử lý trách nhiệm liên quan đến những vụ việc này.
Về mặt pháp luật, Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi các vướng mắc tại Nghị định 167, Nghị định 132, Nghị định 126 nhưng đến nay vẫn rất chậm. Về việc sửa đổi Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ về cổ phần hoá các đơn vị sự nghiệp công lập thành Nghị định, chỉ đạo 2 năm nay vẫn chưa hoàn thành, gây ách tắc rất nhiều trong cổ phần hóa...
Phải kiểm điểm nghiêm túc, xem xét trách nhiệm ở bộ, ngành nào và cơ quan nào?
Việc đăng ký, giao dịch, niêm yết trên sàn chứng khoán chưa được nghiêm túc, chưa đầy đủ, xuất hiện tại một số bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp Nhà nước, tổng công ty, nhưng việc kiểm tra và xử lý rất hạn chế, chưa có ai bị cách chức vì vi phạm này, kể cả phân loại đánh giá cán bộ cuối năm, thua lỗ và không chịu thực hiện quy định niêm yết công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán.
Việc xử lý yếu kém 12 dự án, nhà máy thua lỗ của ngành công thương, phải nói rõ các vướng mắc, chủ yếu là vướng ở hợp đồng EPC. Phải chăng các doanh nghiệp, chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về hợp đồng? Có nên kéo Chính phủ vào việc này không khi đây là quan hệ giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp?!
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng các quy định liên quan đang trong quá trình hoàn thiện, bộc lộ những bất cập trong phối hợp với các bộ, ngành chủ quản trước kia.
Theo ông Hoàng Anh, sự hấp thụ của thị trường cũng là một yếu tố khiến cổ phần hóa, thoái vốn chậm. |
Ông Nguyễn Hoàng Anh – Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước: Pháp luật ngày càng được hoàn thiện, góp phần đảm bảo công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được chặt chẽ
Ngay sau khi Quốc hội phê duyệt Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành, đảm bảo việc triển khai thực hiện Luật được đồng bộ, thống nhất. Tuy nhiên, vẫn còn một số các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ chưa được ban hành như Quy chế Hoạt động của kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Ngoài ra, việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý tài chính của một số tập đoàn cũng đang chậm so với Luật.
Riêng với cổ phần hóa doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp thuộc Ủy ban thực hiện cổ phần hóa (công ty mẹ các tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên) đều là các doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, tài sản trải dài tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước và cả ở nước ngoài. Do vậy, khi thực hiện cổ phần hóa, khối lượng công việc, thủ tục phải triển khai nhiều và phức tạp, phụ thuộc nhiều và các cơ quan quản lý ở địa phương. Các doanh nghiệp thuộc Ủy ban cổ phần hóa đều thuộc diện Kiểm toán nhà nước kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp không kiểm soát, chủ động được về tiến độ thực hiện. Thực tế tiến độ triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp đã bị kéo dài hơn so với quy định.
Các quy định của pháp luật liên quan đến cổ phần hóa đã được sửa đổi, bổ sung và ngày càng được hoàn thiện, góp phần đảm bảo công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được chặt chẽ, đảm bảo không làm thất thoát vốn, tài sản của nhà nước và phù hợp với thực tế. Song, việc điều chỉnh các quy định cũng có ảnh hưởng nhất định đến tiến độ triển khai trên thực tế trong thời gian qua. Đặc biệt ở khâu xác định giá trị doanh nghiệp, trình tự lựa chọn nhà đầu tư chiến lược,…
Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong quá trình thoái vốn ở các doanh nghiệp.
Trong công tác triển khai thực hiện, thời gian qua, quá trình phê duyệt phương án cổ phần hóa của cơ quan có thẩm quyền mất rất nhiều thời gian, đặc biệt đối với các đơn vị cổ phần hóa có quy mô vốn lớn, cần có sự tham gia ý kiến của nhiều bộ, ban, ngành.
Bên cạnh đó, do quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế đa ngành trước đây, nhiều tập đoàn, tổng công ty đã đầu tư, thành lập các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo, cơ sở y tế,…thuộc diện phải sắp xếp, tổ chức lại. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện phát sinh nhiều vướng mắc do hoạt động của các đơn vị này chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật hiện hành.
Theo chủ trương tái cơ cấu tại Quyết định số 707, các doanh nghiệp thành viên các tập đoàn, tổng công ty thực hiện cơ cấu lại để chuyên môn hóa, tránh cạnh tranh nội bộ theo hướng hợp nhất, sáp nhập các doanh nghiệp thành viên có cùng ngành nghề. Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương hợp nhất, sáp nhập tại một số các doanh nghiệp đã hoạt động theo mô hình công ty cổ phần sẽ khó thực hiện được nếu không có sự đồng thuận của các cổ đông khác ngoài doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Việc thực hiện thoái vốn gặp khó khăn do quy mô thị trường còn nhỏ, khó có thể hấp thụ hết toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, thoái vốn trong một thời gian nhất định.
Nhiều doanh nghiệp thoái vốn có quy mô lớn, phức tạp với các cam kết, ràng buộc với các cổ đông khác như PVI thuộc PVN; doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh không hiệu quả, khó khăn, đang có các tồn tại về tài chính, đang có các vi phạm bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra (PVFI, PVC,…) nên quá trình triển khai các bước thoái vốn cũng phát sinh khó khăn.