【tỷ số youngboy】Đóng góp nhiều vấn đề trong dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi)
Tại hội nghị đóng góp các dự thảo luật vừa được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức,ĐnggpnhiềuvấnđềtrongdựthảoLuậtQuốcphngsửađổtỷ số youngboy nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết của các đại biểu đối với dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi) được phóng viên Báo Hậu Giang ghi nhận.
Ông Phạm Hoàng Vũ, Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu 9:
- Bản thân tôi nhất trí cao với quan điểm sửa đổi Luật Quốc phòng theo hướng là luật khung, chỉ quy định mang tính nguyên tắc, chính sách lớn về quốc phòng, bảo đảm hợp hiến, phù hợp, thống nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành về quốc phòng.
Đối với quy định về thiết quân luật tại Điều 22, tôi cho rằng quy định như dự thảo là phù hợp vì các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 8 đã cơ bản giữ nguyên như Luật Quốc phòng hiện hành. Mặt khác, theo quy định tại khoản 2, Điều 14 Hiến pháp năm 2013, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội… Do đó, khi thi hành thiết quân luật, một số quyền công dân có thể bị hạn chế theo quy định tại dự thảo là đúng với tinh thần của Hiến pháp năm 2013.
Đối với quy định về cơ quan thường trực giúp việc Hội đồng quốc phòng và an ninh (Điều 36), theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì có ý kiến đề nghị có thể là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hay Văn phòng Chủ tịch nước. Tuy nhiên, tôi cho rằng quyền hạn của Hội đồng quốc phòng và an ninh chủ yếu thực hiện trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, cùng với việc Bộ Quốc phòng có chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà nước về đường lối, chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, do đó việc quy định Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực giúp việc Hội đồng quốc phòng và an ninh theo dự thảo là phù hợp hơn so với Bộ Công an hay Văn phòng Chủ tịch nước.
Bà Phạm Thanh Tuyền, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh:
- Sau khi nghiên cứu, tại Điều 8 dự thảo về nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, quy định vấn đề đối ngoại quốc phòng, tôi cho rằng ngoài cụm từ “đối ngoại”, cơ quan soạn thảo cần bổ sung thêm cụm từ “hợp tác quốc tế về quốc phòng”. Vì theo tôi, giữa việc đối ngoại và hợp tác quốc tế tuy gần gũi nhưng tính chất lại khác nhau, việc hợp tác quốc tế sẽ đa dạng, nhiều lĩnh vực hơn so với tính chất của việc đối ngoại, đồng thời việc bổ sung cụm từ này cũng sẽ đảm bảo phù hợp với các luật đã ban hành trước đây.
Về quy định tại khoản 2, Điều 15 “Xây dựng mở rộng quan hệ hữu nghị, xây dựng củng cố lòng tin,… sự hiểu biết, tình đoàn kết giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội các nước trên thế giới”, nên thay cụm từ “các nước trên thế giới” thành “các quốc gia và vùng lãnh thổ” như vậy sẽ đảm bảo cho việc hợp tác quốc phòng được sâu rộng, nhiều chủ thể hơn.
Đối với quy định tại Điều 23 về giới nghiêm, khoản 5 quy định các biện pháp áp dụng trong thời gian giới nghiêm, tôi đề xuất ngoài những điều khoản đã liệt kê trong dự thảo, chúng ta nên thêm một quy định mở để đảm bảo sự chặt chẽ, tránh bỏ sót những vấn đề hoặc tình huống mới xảy ra mà không được liệt kê.
Ông Trương Thanh Bình, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh:
- Tại Điều 4, chính sách của Nhà nước về quốc phòng, tôi đề nghị bổ sung thêm vấn đề bảo vệ không gian mạng, vì đây là vấn đề quan trọng. Hiện nay, chống phá trên không gian mạng đang phát triển nhưng nội dung này chưa được đưa vào luật. Vì vậy, đề nghị bổ sung thêm không gian mạng vào phạm vi bảo vệ, phòng thủ, bên cạnh vùng đất, vùng trời, vùng biển được quy định tại khoản 2, Điều 4 của dự thảo.
Đối với điểm h, khoản 2, Điều 10 dự thảo quy định về việc ưu đãi đối với người có công với cách mạng, tôi cho rằng chúng ta nên đưa nội dung này vào khoản 7, Điều 4 để không gây trùng lặp. Vấn đề về phòng thủ quân khu tại Điều 9, tôi thống nhất cao với nội dung dự thảo vì đây là quy định mới, chúng ta cần đưa vào luật nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các bước tiếp theo.
Đối với vấn đề đối ngoại quốc phòng tại Điều 15, tôi cho rằng dự thảo cần quy định rõ thêm lực lượng nào, bộ, ngành, cơ quan nào sẽ giữ vai trò chính trong công tác đối ngoại quốc phòng để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong công tác này. Ngoài ra, các quy định về thiết quân luật và giới nghiêm, tôi đồng ý cao với nội dung dự thảo.
Dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi) gồm 7 chương, 42 điều quy định các vấn đề cơ bản về nguyên tắc, chính sách, hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm,… nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng. Dự thảo đã được đưa ra đóng góp tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV và dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 5 sắp tới. |
ĐÌNH BẢO ghi nhận
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/659d298459.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。