【tỉ số southampton】Ông Trần Bắc Hà tại BIDV: 35 năm gắn bó và hơn 14.000 tỷ nợ xấu
时间:2025-01-10 23:32:53 出处:Cúp C1阅读(143)
Tin đồn thành sự thật
Ông Trần Bắc Hà (SN 1956) bắt đầu làm việc tại BIDV chi nhánh Bình Định vào năm 1981 – khi đó mới 25 tuổi. Ông gắn bó với nhà băng này đến ngày 1/9/2016 – khi nhận quyết định nghỉ hưu theo chế độ ở tuổi 60.
35 năm – ông Trần Bắc Hà đã trải qua hàng loạt chức vụ tại BIDV,ÔngTrầnBắcHàtạiBIDVnămgắnbóvàhơntỷnợxấtỉ số southampton từ nhân viên chi nhánh, lên Phó Giám đốc, Giám đốc chi nhánh BIDV Bình Định, sau đó lên Phó Tổng Giám đốc, Tổng Giám đốc và ngồi ghế Chủ tịch HĐQT trong vòng 8 năm 8 tháng trước khi về nghỉ hưu.
Ông cũng là người có thời gian lèo lái con thuyền BIDV ở vào giai đoạn biến động nhất của ngành ngân hàng, từng nhiều lần gắn với tin đồn bị bắt.
Tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt đã thành sự thật
Còn nhớ, giai đoạn đầu năm 2013, cả thị trường tài chính tiền tệ và chứng khoán Việt Nam đã chao đảo trước tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Tin đồn này đã gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính lúc đó, hàng loạt cổ phiếu bị bán tháo, các chỉ số chứng khoán sụt giảm mạnh. Gần 430 mã chứng khoán giảm điểm, trong đó 148 mã giảm sàn. Vốn hóa của thị trường chứng khoán đã mất 29.000 tỷ đồng trong chỉ 1 phiên giao dịch. Tỉ giá VND/ USD trên thị trường tiền tệ trong nước hôm đó cũng đã có diễn biến bất thường. Còn theo nguyên Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà, "quả bom tin bẩn" này đã khiến người dân mất khoảng 500-700 tỷ đồng.
Đáng chú ý, sau gần 4 tháng điều tra, Tổng cục An ninh II - Bộ Công an đã làm rõ hành vi vi phạm của 3 đối tượng làm trong ngành ngân hàng đã tung tin đồn. Mỗi đối tượng bị xử phạt hành chính 15 triệu đồng vì tung tin đồn thất thiệt.
Sau khi ông nghỉ hưu, khoảng tháng 8/2017, trên mạng xã hội tiếp tục xuất hiện tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Mặc dù không còn giữ chức vụ nào trong ngành tài chính ngân hàng, nhưng tầm ảnh hưởng của tin đồn liên quan đến ông Trần Bắc Hà đến thị trường vẫn khá lớn.
Chịu ảnh hưởng đầu tiên là cổ phiếu BID của ngân hàng BIDV bất ngờ chìm trong sắc đỏ và lao dốc xuống mức gần kịch sàn còn 20.400 đồng/cổ phiếu. Tiếp đó, hàng loạt cổ phiếu của các ngân hàng và doanh nghiệp lớn cũng giảm theo như cổ phiếu VCB (của ngân hàng Vietcombank), CTG (Vietinbank), ACB (Ngân hàng Á Châu), VNM (Vinamilk), SAB (Sabeco)...
Gần như ngay sau đó, vị cựu Chủ tịch BIDV trả lời báo chí một câu ngắn gọn: “Tôi vẫn bình thường”, đồng thời, một đại diện Tổng cục Cảnh sát bác tin đồn nói trên. Khoảng một giờ sau, cổ phiếu BID rút ngắn biên độ giảm, sau đó tăng dần nhờ dòng tiền ra mua lại.
Ngay ngày hôm qua (28/11), một lần nữa, tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt lại xuất hiện. Lần này, nhiều người hoài nghi, tuy nhiên không còn ảnh hưởng đến thị trường cũng như cổ phiếu BID. Cổ phiếu này giữ vững sắc xanh suốt phiên giao dịch ngày 29/11.
Đến cuối giờ chiều ngày 29/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra bộ Công an (C03) bất ngờ công bố thông tin đã thực hiện tống đạt các Quyết định và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với 04 bị can có liên quan đến vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại ngân hàng BIDV, trong đó có ông Trần Bắc Hà.
Trước đó, ông Hà đã bị khởi tố, có lệnh khám xét từ ngày 22/11 - cùng ngày C03 quyết định khởi tố vụ án hình sự kể trên.
Cổ phiếu BID giảm từ 31.900 đồng/CP còn 31.250 đồng/CP.
14.000 tỷ nợ xấu và những con nợ tỷ đô
Trong thời gian gần 9 năm ông Hà giữ ghế Chủ tịch, ngân hàng đã giữ vững vị thế là một trong “tứ trụ” ngân hàng Việt, bên cạnh Vietcombank, Vietinbank và Agribank.
Tổng tài sản của BIDV dưới thời ông Trần Bắc Hà đã tăng lên gần bốn lần, từ mốc 200.000 tỷ đầu năm 2008 lên 930.000 tỷ vào tháng 6/2016.
Lợi nhuận trước thuế cũng tăng mạnh từ 2.350 tỷ đồng năm 2008 lên 7.948 tỷ đồng năm 2015. Trong 6 tháng đầu năm 2016, lợi nhuận trước thuế của BIDV là 3.311 tỷ đồng, lãi sau thuế ngân hàng đạt 2.674 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng này cũng tăng liên tục trong gần 9 năm ông Hà làm Chủ tịch, từ 7.700 tỷ đồng vào đầu năm 2008 lên 34.187 tỷ đồng vào cuối năm 2015, nhờ sự kiện sáp nhập “thần tốc” ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB). BIDV khi đó trở thành ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn thứ 2 toàn hệ thống.
Kết quả kinh doanh của ngân hàng BIDV trong gần 9 năm ông Trần Bắc Hà làm Chủ tịch HĐQT.
Tuy vậy, tính đến thời điểm 1/9/2016, khi ông Trần Bắc Hà rời nhiệm sở, BIDV đang ôm khoản nợ xấu hơn 14.000 tỷ đồng, chiếm hơn 2% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Trong đó, đáng chú ý là những doanh nghiệp có khoản nợ nghìn tỷ chưa hẹn ngày thu hồi.
Đặc biệt là khoản tiền 4.700 tỷ đồng mà BIDV cho nhóm 12 công ty của Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) vay được nhắc đến trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại ngân hàng VNCB. Toàn bộ số tiền vay, Phạm Công Danh dùng cho mục đích cá nhân là tăng vốn điều lệ của CB Bank và chi tiêu cho Tập đoàn Thiên Thanh (công ty Phạm Công Danh là Chủ tịch trước đó).
Chủ tịch Phan Đức Tú trở thành người đại diện pháp luật của BIDV(VietQ.vn) - Sau 2 năm BIDV đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, người đại diện pháp luật của ngân hàng vẫn là ông Phan Đức Tú nhưng ở chức danh khác - Chủ tịch HĐQT ngân hàng.上一篇: Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
下一篇: Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
猜你喜欢
- Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- Dịch vụ từ tâm và những điều không có trong 'sách vở'
- Nhận định, soi kèo Persepolis vs Kheybar Khorramabad, 21h00 ngày 27/12: Khách có điểm
- Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất công nghiệp
- Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- Toyota sắp khai tử mẫu xe Camry ngay tại quê nhà Nhật Bản
- Chất lượng nông sản Việt được đánh giá cao tại thị trường Nhật Bản
- Chủ nhân chiếc ghế Chủ tịch Fed sẽ là nữ?
- Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng