当前位置:首页 > Cúp C2 > 【bang xh duc】Kinh tế suy giảm do biến đổi khí hậu

【bang xh duc】Kinh tế suy giảm do biến đổi khí hậu

2025-01-26 00:44:49 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777

kinh te suy giam do bien doi khi hau

Suy giảm trong ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến chế tạo gây hậu quả “kép” về suy giảm tăng trưởng. Ảnh: ST

Ngày 14-4,ếsuygiảmdobiếnđổikhíhậbang xh duc tại Hà Nội, Tọa đàm khoa học “Kinh tế Việt Nam Quý I-2016: Tác động của biến đổi khí hậu” đã được Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức nhằm đánh giá và đưa ra những giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho giai đoạn tiếp theo trong năm 2016.

Nhìn nhận quý I-2016 là bức tranh kinh tế suy giảm, GS.TS. Ngô Thắng Lợi, Trưởng bộ môn Khoa Kế hoạch- phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP quý I-2016 có dấu hiệu suy giảm sau 5 năm tăng liên tục, đặc biệt, giảm mạnh ở 2 nhóm ngành nông nghiệp và công nghiệp. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng trưởng âm.

“Một bất cập ở đây là tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên nhưng chủ yếu do sự tăng giá của một số dịch vụ công và việc tăng lương cho công nhân viên chức khu vực hành chính sự nghiệp. Còn các ngành dịch vụ mang tính chất thị trường đều có tốc độ tăng trường thấp hơn mức trung bình của toàn ngành dịch vụ”, GS.TS. Ngô Thắng Lợi nhấn mạnh.

Còn theo PGS.TS Tô Trung Thành, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế Quốc dân, trong năm 2015, Việt Nam tạo ra được nhiều cơ hội khi ký kết được các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) nhưng lại đặt ra thách thức cho năm tới ở áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp quốc tế. Hơn nữa, các quy định của FTA cũng phần nào làm giảm đi sức cạnh tranh của Việt Nam.

Cũng nói về tác động đến tốc độ tăng trưởng của Việt Nam, GS.TS. Ngô Thắng Lợi đưa ra 5 nguyên nhân chủ yếu là: công nghiệp chế biến chế tạo – ngành động lực tăng trưởng mạnh nhất bị suy giảm nghiêm trọng, ngành nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn gây hậu quả “kép” về suy giảm tăng trưởng, điểm tựa vai là khu vực FDI có dấu hiệu thiếu khởi sắc, sự ảnh hưởng của kinh tế quốc tế và các hiệu quả tăng trưởng kinh tế như năng suất lao động, đầu tư… đều giảm sút.

Đặc biệt, bên cạnh những tác động của kinh tế vĩ mô, các chuyên gia tại hội thảo đều nhấn mạnh đến những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến Việt Nam. Theo PGS.TS Đinh Đức Trường, Phó Trưởng khoa Môi trường và Đô thị, Đại học Kinh tế Quốc dân, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Tính từ năm 1993 đến nay, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến GDP là 1,8-1,9%. Nếu tình trạng này tiếp tục tiếp diễn, đến năm 2050, con số thiệt hại sẽ lên tới khoảng 8% GDP.

Từ những thực trạng trên, GS.TS. Ngô Thắng Lợi cho rằng, Nhà nước cần tiếp tục xem FDI là động lực tăng trưởng những phải tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp cần được tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Về việc ứng phó với biến đổi khí hậu, PGS.TS Đinh Đức Trường cho hay, Nhà nước cần có sự thay đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi khí hậu. Cơ cấu này cần được giải quyết từ cấp độ vi mô, ở cấp cơ sở, địa phương. Hơn nữa, cùng với việc xây dựng những kịch bản của biến đổi khí hậu và cách ứng phó, các cơ quan phụ trách phải phân tích được lợi ích, hiệu quả của từng kịch bản để tìm ra kịch bản tối ưu nhất. Sau khi thực hiện thành công, Nhà nước cần có sự chuyển giao hoàn toàn công nghệ cho người dân để tạo sự chủ động ứng phó rộng rãi.

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读