您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kèo nhà cái hiệp 2】Bà Thị Muôn giữ nghề trồng bông, dệt vải 正文

【kèo nhà cái hiệp 2】Bà Thị Muôn giữ nghề trồng bông, dệt vải

时间:2025-01-10 20:56:16 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

BP - Bình Phước có lẽ còn lại duy nhất bà T kèo nhà cái hiệp 2

BP - Bình Phước có lẽ còn lại duy nhất bà Thị Muôn ở thôn Bom Bo,ịMuocircngiữnghềtrồngbocircngdệtvảkèo nhà cái hiệp 2 xã Bình Minh (Bù Đăng) giữ nghề trồng bông, dệt vải. Bà trồng chỉ 3 cây bông trong vườn điều nhưng lượng bông thu hái đủ giúp bà se sợi, dệt vải cả năm. Gắn bó với nghề dệt vải từ thuở còn thơ, đến nay bà đã hơn 50 năm ngồi bên khung cửi để dệt nên những tấm thổ cẩm nhiều loại hoa văn đậm bản sắc văn hóa người S’tiêng vùng cao.

Những năm cuối của thế kỷ trước, sóc Bom Bo vẫn còn nhiều phụ nữ gắn bó với nghề dệt thổ cẩm. Đi cùng với nghề dệt, phụ nữ S’tiêng phải trồng bông, se sợi, nhuộm màu để tạo nguyên liệu phục vụ nghề. Vì thế, việc trồng bông, se sợi, dệt vải đã gắn liền với phụ nữ S’tiêng từ tấm bé.

Bà Thị Muôn se sợi từ nguồn nguyên liệu lấy ở cây bông của gia đình

Thời đại công nghệ số với nhiều thiết bị máy móc hiện đại tạo ra hàng loạt tơ sợi, vải, gấm đủ kiểu, giá thành thấp đã chiếm lĩnh thị trường. Nghề trồng bông, dệt vải từ đó lụi tàn vì chi phí làm ra một tấm thổ cẩm quá cao, không thể cạnh tranh với các mặt hàng công nghiệp. Nghề trồng bông se sợi của phụ nữ S’tiêng Bom Bo từ đó thưa dần rồi biến mất.

3 năm trước, ông Điểu Đót - chồng của bà Thị Muôn, tìm được cây bông giống bản địa mang về trồng xen trong vườn điều. Sau 6 tháng, cây bông cho trái. Có bông, còn khung se sợi thuở xưa nên bà Thị Muôn có cơ hội hái bông, se sợi, nhớ về thuở con người còn dựa vào rừng để sống, để ăn, mặc và làm đẹp.

Từ thuở bé, bà Thị Muôn đã biết lấy lá, rễ của cây rừng để nhuộm màu cho sợi mình làm ra. Thế nhưng hiện tại bà Thị Muôn chỉ làm được mỗi màu trắng tinh khôi từ cây bông. Bởi rừng đã lùi xa, nguyên liệu tạo màu cũng từ đó biến mất. Để có được một tấm thổ cẩm đầy màu sắc với nhiều kiểu hoa văn khác nhau, bà Thị Muôn ra chợ mua thêm chỉ về trộn vào để dệt. Lên rẫy, bà cũng mang theo khung dệt, đi chăn trâu bà cũng mang theo khung dệt. Lúc nào rảnh, nơi nào ngồi được là bà đặt khung dệt vải. Về nhà, bà lại ngồi se từng sợi chỉ để ngày mai có cái gùi đi.

“Trồng bông, se sợi, dệt thổ cẩm không phải để kiếm tiền mà là giữ nghề cho con cháu mai sau. Ngày nay không còn mấy ai biết đến việc trồng bông, se sợi nữa rồi. Với mình, nó là văn hóa, truyền thống, là máu thịt của mình rồi, không bỏ được” - bà Thị Muôn thổ lộ.

Đông Kiểm