游客发表

【kèo bóng đá giao hữu】Lãnh đạo trường tư thục: "Chúng tôi không cần tiền mà cần cơ chế cởi mở"

发帖时间:2025-01-25 14:46:50

lanh dao truong tu thuc chung toi khong can tien ma can co che coi mo
Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi lại đang “bó hẹp” quyền của nhà đầu tư. Ảnh internet.
lanh dao truong tu thuc chung toi khong can tien ma can co che coi moDự thảo Luật Giáo dục sửa đổi: Nhà đầu tư lo ngại bị tước quyền điều hành nhà trường

(HQ Online) - Trước những quy định mới của Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) liên quan đến Hội đồng trường tư thục,ãnhđạotrườngtưthụcquotChúngtôikhôngcầntiềnmàcầncơchếcởimởkèo bóng đá giao hữu nhiều nhà ...

lanh dao truong tu thuc chung toi khong can tien ma can co che coi moDự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đề xuất lương nhà giáo

(HQ Online)- Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi để xin ý kiến các đơn vị ...

Dự thảo tước đi quyền quản trị của nhà đầu tư

Xã hội hóa giáo dục là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước nhằm huy động sức dân chung tay xây dựng sự nghiệp giáo dục, giảm gánh nặng biên chế và ngân sách, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nhờ cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng nhu cầu đa dạng về giáo dục của nhân dân. Trong những năm qua, những trường tư thục đã san sẻ một phần gánh nặng cho các trường công lập. Tuy nhiên, một số quy định trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi lại đang “bó hẹp” quyền của nhà đầu tư.

Tại Khoản 1 Điều 53, Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi quy định: Thành phần Hội đồng trường đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông gồm có: đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo nhà trường, đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ Văn phòng, đại diện chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện học sinh (đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông); Khoản 3 Điều 53 của Dự thảo Luật quy định như sau: Hội đồng trường của trường tư thục và tư thục không vì lợi nhuận là cơ quan quản lý, tổ chức đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của trường.

Từ những quy định nêu trên, tại hội thảo "Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, trường tư thục trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi” vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Hoàng Xuân Hoá, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Marie Curie Hải Phòng khẳng định, về bản chất Hội đồng trường trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi ngày 12/4/2019 và Hội đồng quản trị trường tư thục không thể thay thế. Vì điểm giống nhau của trường tư thục và dân lập là có nhiệm vụ giáo dục và đào tạo con người lao động trong tương lai, cùng một chương trình, cùng một sách giáo khoa và tiến độ giảng dạy theo quy trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sản phẩm của hai loại hình trường này cũng cùng được nghiệm thu chung trong Kỳ thi THPT quốc gia. Vì thế, cơ cấu tổ chức và nhiệm của ban giám hiệu của hai mô hình trường gần như giống nhau.

Điểm khác biệt duy nhất của hai mô hình trường này là nguồn đầu tư khác nhau, trường công lập do Nhà nước đầu tư, trường tư thục do cá nhân đầu tư. Vì vậy, cơ cấu tổ chức và phương thức quản trị về cơ sở vật chất tài chính của hai loại trường này phải khác nhau không thể đồng nhất về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường như Điều 56 Dự thảo Luật Giáo dục đưa ra.

Cũng theo ông Hoàng Xuân Hóa, xét về mặt tài chính, hội đồng quản trị trường tư thục không khác với hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Hiện nay, trường tư thục phải thực hiện đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, Điều 56 trong dự thảo luật đã tước bỏ quyền quản trị của những người đầu tư. Đây là căn cứ không thể đồng nhất giữa Hội đồng quản trị với Hội đồng nhà trường.

Đã có kinh nghiệm quản lí trường tư thục nhiều năm, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch Hội đồng các trường Lômônôxốp (Hà Nội) cho rằng, các quy định về giáo dục tư thục trong Luật Giáo dục hiện hành đang đi vào đời sống thiết thực của mỗi trường. “Việc có nhiều thành viên không có vốn góp trong và ngoài trường tham gia vào hội đồng trường thực sự là không cần thiết, cồng kềnh và làm giảm sức năng động, sắc bén và quyết liệt của đơn vị chỉ đạo”, ông Cường nhấn mạnh.

Cần cơ chế cởi mở

Tại Hội thảo, bà Nguyễn Kim Phượng khẳng định: “Chúng tôi không cần cho tiền mà cho một cơ chế chính sách hành chính cởi mở. Mong rằng, Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội can thiệp để thực sự có xã hội hóa về mặt hành chính giúp chúng tôi không còn “khốn khổ” mỗi khi làm thủ tục hành chính”.

Cùng góp ý vào Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đoàn Thị Điểm cũng đưa ra đề nghị Ban soạn thảo Luật Giáo dục sửa đổi cần phải quan tâm đến vị trí và vai trò của trường tư. Luật phải tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục”.

Bà Hiền khẳng định: “Doanh nghiệp và nhà đầu tư vào giáo dục là lực lượng chính để làm nên những thay đổi lành mạnh cho nền giáo dục nếu nhận được sự ủng hộ từ chính sách lẫn dư luận, ngược lại, gây khó dễ cho họ một cách vô căn cứ chính là tự phế bỏ nguồn lực, sức mạnh của quốc gia”.

    热门排行

    友情链接