当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bảng xếp hạng câu lạc bộ bóng đá adelaide united gặp newcastle jets】Gấp rút triển khai các mũi thi công, đẩy nhanh tiến độ đường Vành đai 4

Gấp rút triển khai các mũi thi công, đẩy nhanh tiến độ đường Vành đai 4
Nhà thầu Vinaconex đã huy động nhiều máy móc để triển khai dự án ngay từ giai đoạn đầu tiên. Ảnh: Yến Hoàng
Tổng mức đầu tư khoảng 85.813 tỷ đồng

Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài 112,8km, đi qua địa phận TP. Hà Nội, các tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh, tổng mức đầu tư khoảng 85.813 tỷ đồng. Dự án được chia thành 7 dự án thành phần (gồm 3 dự án thực hiện giải phóng mặt bằng, 3 dự án xây dựng đường song hành (đường đô thị) theo hình thức đầu tư công và một dự án đường cao tốc theo phương thức PPP).

Đẩy nhanh tiến độ di dời đường điện cao thế

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Công thương có ý kiến chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố có dự án đi qua để đẩy nhanh tiến độ di dời các đường điện cao thế, đẩy nhanh tiến độ di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để sớm bàn giao mặt bằng thi công xây dựng công trình dự án.

Cụ thể, đối với 3 dự án thành phần thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đến nay, tổng diện tích đất đã thu hồi khoảng 1.305,9/1.390ha (đạt 94%), trong đó TP. Hà Nội đã thu hồi 763,8/791ha (đạt 96,5%), Hưng Yên đã thu hồi 195,6/230,2ha (đạt 85%), Bắc Ninh đã thu hồi 346,5/369ha (đạt 93,8%).

Ngoài ra, dự án thành phần này đã hoàn thành xây dựng 1/35 khu tái định cư, đang triển khai thi công 16/36 khu. Các địa phương đang triển khai lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt phương án và tiến hành di dời 261 vị trí công trình hạ tầng kỹ thuật.

Với 3 dự án thành phần xây dựng đường song hành gồm Dự án thành phần 2.1 (với 4 gói thầu), TP. Hà Nội đã lựa chọn nhà thầu thi công, tiến hành khởi công dự án ngày 25/6/2023. Trên hiện trường đang triển khai 32 mũi thi công, hiện đang thi công lớp đất hữu cơ, đắp nền một số phân đoạn, triển khai xử lý đất yếu tại các vị trí có mặt bằng sạch; thi công cọc khoan nhồi và đúc dầm các công trình cầu vượt sông, kênh, mương; sản lượng thi công khoảng 375,3/4.691 tỷ đồng (đạt 8% giá trị hợp đồng).

Dự án thành phần 2.2, tỉnh Hưng Yên đã lựa chọn nhà thầu thi công, khởi công dự án ngày 22/11/2023. Trên hiện trường đang triển khai 3 mũi thi công, hiện đang triển khai đào nền một số phân đoạn, sản lượng thi công khoảng 5/1.253,6 tỷ đồng (đạt 0,4% giá trị hợp đồng).

Riêng Dự án thành phần 2.3, tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt thiết kế, dự toán cả 3 gói thầu, có một gói thầu đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu xây lắp và khởi công vào ngày 18/12/2023; một gói thầu đang hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu; gói thầu còn lại đang tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp theo Luật Đấu thầu mới.

Trên hiện trường Dự án thành phần 2.3 đang triển khai 4 mũi thi công, chủ yếu thi công lớp đất hữu cơ, đắp nền một số phân đoạn và xây dựng đường công vụ, sản lượng thi công khoảng 13/1.253 tỷ đồng (đạt 1,1% giá trị hợp đồng).

Dự án thành phần 3 (đường cao tốc) đầu tư theo phương thức PPP, chiều dài khoảng 112,8km (Hà Nội 58,2km, Hưng Yên 19,3km, Bắc Ninh 35,3km) sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 56.536 tỷ đồng, đến nay, UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 6479/QĐ-UBND ngày 20/12/2023, hiện đang triển khai các bước tiếp theo.

Sớm bàn giao mặt bằng sạch để thi công

Gấp rút triển khai các mũi thi công, đẩy nhanh tiến độ đường Vành đai 4
Phối cảnh đường Vành đai 4. Ảnh minh họa

Đề cập đến nguồn vật liệu, các dự án thành phần do TP. Hà Nội làm cơ quan chủ quản cần vật liệu đắp nền khoảng 7,4 triệu m3, trong đó đất đắp khoảng 1,87 triệu m3; cát đắp khoảng 5,53 triệu m3.

Theo đánh giá của phía Bộ GTVT, về cơ bản, vật liệu cát san lấp, đắp nền trên địa bàn Hà Nội đáp ứng đủ yêu cầu thực hiện dự án, tuy nhiên, để đáp ứng tiến độ theo yêu cầu, cần sớm hoàn thành các thủ tục theo quy định để sớm đưa vào khai thác phục vụ dự án. Với Dự án thành phần 2.2 (Hưng Yên là cơ quan chủ quản), tổng nhu cầu vật liệu đắp nền khoảng 0,96 triệu m3, bao gồm 0,25 triệu m3 đất đắp, 0,72 triệu m3 cát đắp. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh không có mỏ đất đắp nền, dự kiến sẽ khai thác tại tỉnh Hải Dương, như mỏ đất núi Bu Lu (trữ lượng 2,56 triệu m3), mỏ đất đồi Hố Đa (trữ lượng 1,8 triệu m3). Riêng cát đắp nền, theo số liệu khảo sát, các mỏ trên địa bàn các tỉnh có trữ lượng khoảng 1,6 triệu m3, nên cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án.

Dự án thành phần 2.3 (Bắc Ninh là cơ quan chủ quản), tổng nhu cầu vật liệu đắp nền khoảng 3,95 triệu m3, bao gồm 3,1 triệu m3 đất đắp và 0,85 triệu m3 cát đắp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không có mỏ vật liệu xây dựng thông thường (đất, cát, đá), phải khai thác tại các mỏ của địa phương lân cận như Lạng Sơn, Hải Dương, Bắc Giang...

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Bộ GTVT đề nghị Bộ Công thương có ý kiến chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố có dự án đi qua để đẩy nhanh tiến độ di dời các đường điện cao thế, đẩy nhanh tiến độ di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để sớm bàn giao mặt bằng thi công xây dựng công trình dự án.

Bộ GTVT kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện cơ chế quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 thành: “Việc khai thác khoáng sản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 56/2022/QH15 được thực hiện đến khi hoàn thành dự án” (tương tự như cơ chế được Quốc hội thông qua áp dụng cho một số dự án tại Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28/11/2023)./.

分享到: