Empire777Empire777

【keonhacao】Đổi mới sắp xếp doanh nghiệp: Tránh cạnh tranh nội bộ

Ảnh minh họa

>> Sẽ sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước quyết liệt hơn

>> Hiệu quả của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực được giao

TheĐổimớisắpxếpdoanhnghiệpTránhcạnhtranhnộibộkeonhacaoo ông Nguyễn Duy Long, Trưởng phòng Đổi mới sắp xếp doanh nghiệp, Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, trong thời gian tới khi chưa ban hành và hoàn thiện hệ thống luật liên quan, cần tổ chức thực hiện tốt hệ thống các văn bản hướng dẫn việc quản lý, giám sát vốn nhà nước đầu tư tại DNNN cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Trong thời gian tới khi chưa ban hành và hoàn thiện hệ thống luật liên quan, cần tổ chức thực hiện tốt hệ thống các văn bản hướng dẫn việc quản lý, giám sát vốn nhà nước đầu tư tại DNNN cho phù hợp với tình hình thực tiễn...

Ông Nguyễn Duy Long

Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế (TĐKT) , tổng công ty (TCT) nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” đã được Chính phủ phê duyệt; trong đó có việc xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, triển khai tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên để thực hiện chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ.

Vì vậy, hướng sắp xếp hợp lý nhất là sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp thành viên kinh doanh cùng ngành nghề.

Về phương án tài chính của các TĐKT cũng cần xác định rõ cơ cấu lại vốn, tài sản theo hướng: Đánh giá thực trạng; xác định nhu cầu vốn đầu tư, vốn điều lệ, nguồn bổ sung vốn; rà soát và có giải pháp xử lý triệt để các khoản nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi, tính toán đề xuất phương án xử lý nợ không có khả năng thu hồi và nguồn bù đắp; tính toán xác định chi phí xử lý lao động dôi dư theo chế độ; xây dựng phương án cơ cấu lại tài sản bằng cách chuyển nhượng, sáp nhập các dự án, các khoản đầu tư không hiệu quả hoặc chưa cấp thiết để tập trung nguồn lực cho hoạt động kinh doanh chính.

Phương án thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính trước năm 2015 phải đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, bảo toàn ở mức cao nhất phần vốn và tài sản của Nhà nước. Đối với lĩnh vực đầu tư có khả năng mất vốn thì khẩn trương lập phương án thoái vốn phù hợp để trình cấp có thẩm quyền xem xét từng trường hợp.

Đối với các trường hợp khác: Thực hiện bán phần vốn của công ty mẹ - tập đoàn (TĐ)/TCT nhà nước cho tổ chức, cá nhân ngoài TĐKT, TCT, không bán hoặc chuyển giao lại cho các đơn vị thành viên trong nội bộ; có lộ trình, phương thức và hình thức chuyển vốn về những TĐKT, TCT, DNNN có ngành nghề kinh doanh chính phù hợp với quy định của pháp luật; chuyển nhượng DN hoặc chuyển giao nguyên trạng toàn bộ DN do TĐ, TCT giữ 100% vốn sang TĐ, TCT có ngành nghề kinh doanh cùng với ngành nghề kinh doanh của DN chuyển giao.

Tổ chức triển khai việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với các DN do Nhà nước làm chủ sở hữu (theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ); đồng thời sớm thành lập Tổng cục Quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp tại Bộ Tài chính để tổ chức quản lý, giám sát hoạt động của các TĐKT, TCT; tăng cường công tác quản lý giám sát tài chính, đảm bảo chỉ đạo tập trung thống nhất của Nhà nước về tài chính doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN; không phải là gia tăng sự can thiệp hành chính, gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hạn chế quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của DN.

Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về tài chính, thông qua tổ chức này, theo dõi đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình vốn, tài sản nhà nước tại các TĐKT, TCT để các cơ quan quản lý nhà nước khác sử dụng thực hiện các quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Thực hiện triệt để hơn tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu; tách biệt thực hiện quyền chủ sở hữu đối với quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp./.

Hồng Sâm

赞(4587)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【keonhacao】Đổi mới sắp xếp doanh nghiệp: Tránh cạnh tranh nội bộ