当前位置:首页 > Thể thao

【trận mc vs real】Giá lợn hơi dự báo sẽ tiếp tục xu hướng giảm

Có nơi giảm xuống dưới 49.000 đồng/kg

Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho thấy,álợnhơidựbáosẽtiếptụcxuhướnggiảtrận mc vs real trong tháng 1/2023, giá lợn hơi và thịt lợn trong nước không có nhiều biến động. Sau Tết Nguyên đán, thị trường cũng không có biến chuyển nhiều. Cũng có thời điểm giá lợn hơi có biến động đôi chút, tăng/giảm trong khoảng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg rải rác ở một vài tỉnh thành, song sức tăng yếu không đủ lực để kéo bình diện chung của giá lợn hơi tăng lên.

Cập nhật đến ngày 28/2/2023, theo các nhà khảo sát thị trường, giá lợn hơi tăng giảm trong phạm vi hẹp từ 1.000 – 3.000 đồng/kg tại một số địa phương trên cả nước và dao động trong khoảng từ 48.000 - 53.000 đồng/kg. Đáng chú ý, 12 địa phương có giá lợn hơi rớt xuống mức giá sàn 48.000 - 49.000 đồng/kg. Cụ thể, tại miền Bắc, có 4 địa phương giá lợn hơi tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg là Bắc Giang, Lào Cai, Hà Nội và Tuyên Quang. Đáng chú ý, Bắc Giang và Lào Cai xuống mức sàn 48.000 đồng/kg. Hà Nội, Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên cầm cự ở mốc 50.000 đồng/kg; các địa phương còn lại có giá lợn hơi 49.000 đồng/kg.

Tại miền Trung và Tây Nguyên vẫn duy trì mức của ngày hôm trước, ngoại trừ Bình Thuận tăng 2.000 đồng lên 53.000 đồng/kg (cao nhất khu vực). Ngược lại, giá lợn tại Lâm Đồng đã giảm 1.000 đồng, xuống còn 52.000 đồng/kg. Tại Nghệ An, giá lợn hơi khoảng 48.000 đồng/kg.

Ngành chăn nuôi vẫn gặp một số khó khăn do khoảng 80% nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu.
Ngành chăn nuôi vẫn gặp một số khó khăn do khoảng 80% nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu.

Khu vực miền Nam, thủ phủ Đông Nam Bộ không tránh được xu hướng giảm khi mất 1.000 đồng, xuống còn 52.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại dao động từ 50.000 - 51.000 đồng/kg. Đồng bằng sông Cửu Long giảm giá lợn 1.000 đồng/kg tại An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và Bến Tre. Giá lợn hơi ở khu vực này phổ biến từ 50.000 - 52.000 đồng/kg, riêng Cà Mau cao nhất là 53.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi bình quân hiện chỉ 50.500 đồng/kg.

Việc giá lợn hơi giảm đã ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi. Những năm trước, ở giai đoạn đầu năm, người chăn nuôi có xu hướng tái đàn, tăng đàn để phục vụ nhu cầu thị trường nhưng năm nay thì ngược lại. Theo tính toán của người chăn nuôi, giá lợn hơi ở mức 56.000 - 57.000 đồng/kg mới có khả năng hòa vốn. Vì vậy với mức giá như hiện nay, các trang trại chăn nuôi lợn đang có xu hướng cầm chừng, chỉ duy trì tổng đàn hiện có, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tạm thời ngừng nuôi.

Ông Nguyễn Văn Trọng - nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), cho rằng với sự đầu tư của hàng loạt “đại gia” trong lĩnh vực chăn nuôi thời gian qua, nguyên nhân đẩy giá lợn hơi giảm và duy trì ở mức thấp chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng thấp chứ không phải xuất phát từ việc tăng nguồn cung. Cũng theo ông Nguyễn Văn Trọng, hiện tình hình kinh tế khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp giảm đơn hàng và cắt giảm lao động, trong đó nhiều nơi chỉ duy trì lao động khoảng 50%. Điều này khiến thu nhập của người dân giảm, dẫn đến sức tiêu thụ của các quán ăn, nhà hàng, bếp ăn khu công nghiệp…cũng xuống mức thấp.

Giá lợn vẫn thấp trong quý I/2023

Theo dự báo của các nhà chuyên môn, trong quý I/2023, mức tiêu thụ thịt nhiều khả năng ở mức thấp theo thông lệ hàng năm, giá lợn dự báo vẫn ở mức thấp.

Trong năm 2023, nhu cầu tiêu thụ thịt sẽ không giảm khi thu nhập thực tế tăng nhờ kế hoạch tăng lương cơ bản của Chính phủ và lượng khách du lịch quốc tế dự kiến sẽ phục hồi 84% trong quý II/2023 và 100% trong quý IV/2023, kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của dịch vụ giải trí, lưu trú và ăn uống.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn gặp một số khó khăn do khoảng 80% nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu, nên tỷ giá USD/VND tăng sẽ kéo giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trong sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng theo. Ngoài ra, dịch tả lợn châu Phi có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn vào năm 2023. Trong bối cảnh vắc-xin chưa cho kết quả tích cực, dịch tả lợn châu Phi vẫn tiềm ẩn nguy cơ làm giảm nguồn cung lợn.

Để ổn định giá lợn hơi trong nước, TS. Nguyễn Quốc Đạt - Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần sớm thương thảo với các nước để xuất khẩu thịt lợn chính ngạch. TS. Nguyễn Quốc Đạt nêu rõ, khoảng 5 năm trước, Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc xuất khẩu lợn hơi chính ngạch nhưng đến nay vẫn chưa xúc tiến thành công. Trong khi đó, việc xuất khẩu tiểu ngạch bấp bênh, nhiều rủi ro. Cuối năm 2022, giá lợn hơi ở Trung Quốc cao hơn giá lợn hơi của Việt Nam khoảng 15.000 đồng/kg.

“Trường hợp này, nếu xuất khẩu được chính ngạch, doanh nghiệp và người dân sẽ thu được lợi nhuận lớn, đồng thời giúp giá lợn trong nước không bị tụt” - ông Đạt nói.

Giá lợn hơi có thể sẽ thiết lập mốc 60.000 đồng/kg từ quý IV/2023

Nhiều dự báo lạc quan cho rằng, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, giá lợn hơi từ quý IV/2023 trở đi nhiều khả năng sẽ thiết lập mốc 60.000 đồng/kg và sức tiêu thụ cả năm sẽ tăng khoảng 5%.

Cơ sở cho dự báo trên là khi kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp hoạt động bình thường trở lại thì nhu cầu tiêu thụ thịt sẽ tăng. Trong khi đó, nhiều khả năng nguồn cung sẽ thiếu hụt do nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không dám tái đàn hoặc không còn khả năng tái đàn vì thua lỗ kéo dài. Mặt khác, thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại, các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 được dỡ bỏ cũng sẽ giúp nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Trung Quốc tăng mạnh, kéo giá tăng, góp phần hỗ trợ giá lợn hơi trong năm 2023.

分享到: