Dự báo những phân khúc bất động sản hút dòng tiền lớn hậu Covid-19
Thạch Bàn
Nới lỏng giãn cách xã hội,ựbáonhữngphânkhúcbấtđộngsảnhútdòngtiềnlớnhậreal vs betis thí điểm mở cửa du lịch cùng với chiến dịch tiêm chủng vaccine đang giúp thị trường bất động sản hồi phục sau dịch. Theo đó, nhiều phân khúc sẽ bật dậy mạnh mẽ thu hút dòng vốn của nhà đầu tư.
Thị trường sản phẩm nhà ở căn hộ khởi sắc
Trong kịch bản thị trường hồi phục hậu dịch, sản phẩm nhà ở căn hộsẽ là thị trường sôi động nhất vì nhu cầu thực về nhà ở vẫn là nhu cầu bức thiết của người dân. Theo chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang, sẽ có khoảng 80% nhà đầu tư hiện có sẵn tiền và đang nóng lòng chờ ngày mở cửa trở lại để tìm sản phẩm mua vào. Nhóm này hồ hởi đi xem, tìm hiểu dự án nhưng lại thận trọng trong quyết định xuống tiền.
Ông Quang cũng cho hay: “Nhà đầu tư thường đặt nặng khả năng khai thác cho thuê căn hộ nhiều hơn so với các phân khúc khác. Trong bối cảnh hiện nay, căn hộ khai thác tốt được khoảng 5%, còn nhà phố nhiều lắm cũng chỉ được 2 - 2,5%, thậm chí nhà mặt tiền chưa tới 11%/năm. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là thị trường căn hộ đi xuống vì phân khúc này phục vụ nhu cầu ở thực.
Có đi xa để đầu tư phân khúc nào, cuối cùng người ta cũng quay lại trung tâm thành phố để hoạt động. Nếu có cơ hội, chúng ta cũng mạnh dạn mua căn hộ và chọn những dự án có giá tốt, chủ đầu tư tốt, đặc biệt là quản lý tốt”.
Trong khi đó, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn phát triển, CBRE Việt Namdự báo, hậu dịch, các phân khúc nhà ở bình dân hoặc nhà ở trong khu đô thị có đầy đủ tiện nghi tiện ích với điều khoản thanh toán dài hạn sẽ vẫn là những lựa chọn an toàn.
Căn hộ hạng sang tại các khu vực trung tâm, đắc địa mặc dù có mức giá cao nhưng vẫn tiềm năng và thu hút nhờ vào số lượng căn hiếm hoặc những tính năng tích hợp vượt trội hơn các sản phẩm khác, đánh vào giới giàu và siêu giàu.
Thị trường bất động sản cho thuê, dù có sụt giảm so với giai đoạn trước, nhưng cũng sẽ vẫn là một kênh đầu tư hợp lý với các nhà đầu tư kỳ vọng giá trị gia tăng đến từ dòng tiền cho thuê và khả năng tăng giá.
Chuyên gia CBRE cũng dự báo: Kịch bản thứ nhất, nếu chúng ta mở cửa dần dần vào tháng 9 và bước sang tháng 10 được đi làm lại và các hoạt động được mở trở lại, chúng tôi dự báo tổng số căn hộ được mở bán tại TP.HCM trong năm 2021 là khoảng 13.000 căn và tại Hà Nội là khoảng 17.000 căn. Tương ứng với số căn hộ mở bán, lượng tiêu thụ cũng ở mức khoảng 12.000 căn cho TP.HCM và 17.000 căn cho Hà Nội.
Kịch bản thứ hai là chưa mở cửa dần dần vào tháng 10 mà phải đến tận cuối năm 2021. Theo đó, số căn hộ chào bán tại TP.HCM trong năm 2021 chỉ còn 8.000 căn và tại TP. Hà Nội là 14.000 căn, bằng 1/4 - 1/5 so với cao điểm trước đó.
Bất động sản nghỉ dưỡng trởlại thời kỳ đạt đỉnh
Dưới góc nhìn đầu tư ngắn hạn hơn từ 3 - 5 năm, ông Nguyễn Đức Chính, Phó Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ cho rằng, Covid-19 đã tạo nên những thay đổi trong hành vi lựa chọn bất động. Theo đó, phân khúc nghỉ dưỡng ven đô có dư địa để tăng trưởng và phát triển mạnh nhất trong thời gian tới bởi các lý do như khả năng tăng trưởng theo chu kỳ của loại hình này, sự phục hồi của nền kinh tế. Đặc biệt là du lịch sẽ mang đến sức bật mạnh mẽ cho dòng bất động sản đô thị nghỉ dưỡng.
“Tôi cho rằng, năm 2022 và 2023, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ trở lại thời kỳ đạt đỉnh”, ông Chính nhận định.
Trong tầm nhìn dài hạn 10 năm, ông Chính cũng dự báo bất động sản công nghiệp là kênh đầu tư rất tiềm năng. Tuy nhiên, nếu xét ở khung ngắn hạn, giá tăng quá nhanh trong thời gian qua từ 30 - 50% thậm chí có nơi đã tăng 100% thì cần phải có một nhịp điều chỉnh trước khi bắt đầu nhịp tăng trưởng mới để đón sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Trước viễn cảnh khả quan về sự phục hồi của tình hình kinh tế, ông Vũ Cương Quyết, Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần Dịch vụ & Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc cũng nhận định: “Thực tế cho thấy, sau mỗi “làn sóng” Covid-19 lắng xuống, thị trường bất động sản nước ta bật dậy rất nhanh, đây là điểm sáng tin tưởng vào nền kinh tế nói chung và bất động sản nói riêng”.
Theo ông Quyết, nhu cầu bất động sản tầm trung và cao cấp sẽ còn tiếp tục tăng cao, dự báo đến năm 2030, tầng lớp trung lưu của Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á (khoảng 23,2 triệu người). Bên cạnh đó các yếu tố như tiềm năng du lịch, thu hút lượng lớn du khách quốc tế đến Việt Nam; quá trình đô thị hóa và tăng trưởng dân số (70% dân số dưới 35 tuổi) cùng với các chính sách thắt chặt làm minh bạch, ổn định thị trường bất động sản cũng dẫn tới tâm lý đầu tư ưu tiên lựa chọn theo chu kỳ dài hạn, hứa hẹn sẽ bùng nổ trong thời gian tới.