欢迎来到Empire777

Empire777

【kết quả quả bóng đá】Thích ứng tình hình mới cần đồng bộ thông suốt, không cát cứ

时间:2025-01-10 11:24:43 出处:Cúp C2阅读(143)

Thủ tướng yêu cầu giao thông thống nhất trên toàn quốc,íchứngtìnhhìnhmớicầnđồngbộthôngsuốtkhôngcátcứkết quả quả bóng đá không cát cứ, không chia cắt
Bộ Y tế xây dựng hướng dẫn "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19"
Bố trí đủ công chức đảm bảo thực hiện thủ tục hải quan thông suốt
Ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn Thủ tướng Chính Phủ
Ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn Thủ tướng Chính Phủ

Chúng ta vừa trải qua đợt phòng chống dịch Covid-19 lần thứ 4 với sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các địa phương cũng như cộng đồng doanh nghiệp, tuy nhiên có những thời điểm chúng ta đã lúng túng, không linh hoạt dẫn đến có những chính sách ban hành chưa hợp lý, ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống của người dân và doanh nghiệp. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Không chỉ ở Việt Nam, trên thế giới, việc phòng, chống dịch Covid-19 là điều mới, rất mới, chưa từng có trong lịch sử. Mới, nên mỗi người có một nhận thức khác nhau và sẽ có những quyết sách, hành động khác nhau.

Cũng vì mới nên còn lúng túng, thậm chí là ban hành những quyết định, chính sách chưa phù hợp là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên lùi lại một chút sẽ thấy, chúng ta đã chống dịch thành công trong năm 2020, rồi đến tháng 5, 6/2021, chúng ta cũng chống đỡ khá tốt đợt dịch thứ 4 ở Bắc Ninh, Bắc Giang…

Chúng ta nói nhiều đến đợt dịch thứ 4 diễn ra phức tạp tại TPHCM, các tỉnh phía Nam với mong muốn nhìn ra bài học rút kinh nghiệm. Như đã nói chống dịch là điều cực kỳ mới, không ai có thể ngay lập tức làm tốt, làm đúng mà đều phải từ từ nhìn nhận từ thực tế để có những thích ứng phù hợp.

Khi dịch diễn biến phức tạp, lãnh đạo các ban ngành, chính quyền các địa phương không ai có thể tự tin nói mình đã nắm được tình thế, dự báo được diễn biến để ban hành các chính sách phù hợp. Vậy nên có lúng túng, có chưa đúng, chưa chuẩn nhưng trên hết chúng ta đã vượt qua được giai đoạn khó khăn với mục tiêu nỗ lực sao cho thiệt hại, tổn thương ở mức thấp nhất.

Chống dịch đã bước sang một giai đoạn mới với các giải pháp “sống chung với Covid”, tuy nhiên tâm lý chung của mỗi địa phương đều muốn an toàn trước dịch bệnh, còn kinh tế có thể phục hồi sau. Nhưng nếu các địa phương quá “lo” cho mình tới mức cát cứ thì sẽ xảy ra tình trạng đứt gãy, khó khăn trong lưu thông, sản xuất, dẫn tới kinh tế khó có thể phục hồi, thưa ông?

Trước tiên ta cần phải nhìn thấy rằng, từng địa phương đã có trách nhiệm với chính mình, tự cố gắng đảm bảo mình an toàn trước dịch, có như vậy Chính phủ mới có thể tập trung nguồn lực cho TPHCM, để không dẫn tới “vỡ trận”, không thể kiểm soát nổi.

Khi chưa có đủ vắc xin, khả năng duy nhất là cách ly, bóc tách, mục tiêu là không phá vỡ sức chịu đựng của ngành y tế. Giờ chúng ta đạt tỉ lệ 85% người dân tiêm một mũi thì có cách thích ứng khác. Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết 128 về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Nghị quyết 128 ra đời đã tạo hành lang cho việc mở cửa thống nhất, hạn chế tình trạng cát cứ.

Đâu đó đúng là vẫn có địa phương cảnh giác cao trong kiểm soát dịch, lo ngại việc mang mầm bệnh từ nơi khác đến địa phương mình nên có hiện tượng cát cứ. Điều này đã được người đứng đầu Chính phủ quán triệt và nhắc nhở. Quan trọng hơn tự các địa phương cũng phải hiểu “không thể tự đóng cửa mãi”. Nếu chỉ tập trung chống dịch thì sẽ hết nguồn lực, nếu không giao lưu, quan hệ với các địa phương khác thì không thể mở cửa trở lại để phục hồi và phát triển kinh tế.

Tất cả văn bản, quy hoạch, đề án có tính tới yếu tố liên kết vùng. Việc cát cứ, riêng biệt theo từng địa phương sẽ phá vỡ cấu trúc liên kết này, đó là bước thụt lùi trong sự phát triển chung. Vì thế, nếu cứ khư khư đóng cửa trong mỗi tỉnh thì việc phát triển kinh tế và việc thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ chắc chắn không đạt được.

Như đã nói Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128, tuy nhiên điểm yếu của chúng ta là sự phối hợp giữa các địa phương không thống nhất, nhuần nhuyễn. Điểm này đã được nhìn thấy và đang được khắc phục trong thời gian này.

Kinh tế quý 3/2021 tăng trưởng âm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, dẫn tới tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm chỉ đạt 1,42%, là mức thấp nhất từ năm 2000 đến nay; dự báo, cả năm chỉ đạt khoảng 2,5% - 3%, thấp xa so với mục tiêu Quốc hội đã đề ra (khoảng 6%). Những con số này khiến chúng ta không khỏi lo lắng, phải chăng cũng cần có liều thuốc đủ mạnh để vực nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay

“Mục tiêu kép” của Chính phủ vẫn luôn được đề cập đến và theo đuổi. Khi dịch đã dần ổn định thì các giải pháp phục hồi kinh tế, khôi phục các đứt gãy đã nhanh chóng được tính đến.

Khó khăn kinh tế từ dịch bệnh đã đặt ra rất nhiều thách thức cho Chính phủ, khi rất nhiều khoản chi đầu tư, chi hỗ trợ, chi gói an sinh... song hành với việc chống lạm phát.

Chống dịch, cứu người, an sinh xã hội…. cần nhanh với các giải pháp hỗ trợ trực tiếp. Ngay từ tháng 6/2021, Chính phủ đã kịp thời có gói hỗ trợ 72.000 tỷ đồng. Tuy nhiên thực tế Chính phủ ban hành các gói hỗ trợ rất nhanh nhưng việc triển khai còn có vấn đề, việc xác định đối tượng để hỗ trợ rất khó. Các doanh nghiệp nhỏ, hộ cá thể không thể tiếp cận được với gói hỗ trợ khi kê khai, hóa đơn chứng từ thuế không có; không (chưa) nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, bảo hiểm thất nghiệp… nên không đủ điều kiện được hỗ trợ. Tiền thuế của dân, mọi chi tiêu đều phải tuân thủ theo quy định, theo Luật Ngân sách nhà nước.

Mặt khác, hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh lại cần có cái nhìn bao quát và lựa chọn ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp có tính lan tỏa, tác động tới người lao động, tới lĩnh vực, mục tiêu mà Chính phủ mong muốn

Đơn cử như chúng ta đều muốn hỗ trợ ngành du lịch phát triển, đứng ở góc độ kinh tế, đầu tiên là phải giúp hàng không, sau đó giúp DN các ngành sản xuất đi vào ổn định để người lao động có thu nhập, trả hết nợ vay những tháng nghỉ giãn cách, có tiền để sống vừa rồi mới mới có tiền để đi du lịch. Như vậy rõ ràng hỗ trợ không phải là rót vào chính DN làm du lịch mà cần từ DN sản xuất, kinh doanh.

Các DN, hiệp hội kiến nghị xin hỗ trợ là mới chỉ tính cho mình, tuy nhiên Chính phủ tính, phải tính rộng hơn, lớn hơn, tính đến sự lan tỏa, tác động chung cho cả nền kinh tế; chính sách hỗ trợ gắn liền với đề án tái cơ cấu doanh nghiệp…

Tiêu chí hỗ trợ là chọn những ngành mà Nhà nước muốn phát triển, DN nào thuộc lĩnh vực đó, hoặc đầu tư vào đó thì hỗ trợ; lựa chọn DN có tính lan tỏa tới nhiều ngành sản xuất khác, có nhiều lao động, đảm bảo môi trường… để hỗ trợ, tạo ra hiện tượng “thác lũ điện tử” thì mới lôi cuốn nhau cùng phát triển. Hiện nguồn lực Nhà nước có hạn, không thể hỗ trợ đồng loạt, bổ đầu như chính sách hỗ trợ con người, an sinh xã hội được.

Được xem như là giải pháp “trợ thở” cho doanh nghiệp, mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Theo tính toán của Chính phủ tại tờ trình, ước tổng gói hỗ trợ miễn, giảm thuế lần này khoảng 21.300 tỷ đồng. Các đơn vị gặp khó khăn vì Covid-19 được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm 30% GTGT, miễn tiền chậm nộp phát sinh năm 2020-2021...

Xin cảm ơn ông!

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: