【tỉ số youngboy】Cơ giới hóa ngành nông nghiệp cần gắn với tổ chức lại sản xuất
时间:2025-01-11 01:39:36 出处:La liga阅读(143)
Cơ giới hóa nông nghiệp là một bước tiến để giúp nông dân hạ giá thành,ơgiớihangnhnngnghiệpcầngắnvớitổchứclạisảnxuấtỉ số youngboy nâng cao giá trị sản xuất, tăng nguồn lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để phát huy hết tác dụng những công nghệ, thiết bị phục vụ cho nông dân, HTX trong sản xuất, ông Lê Minh Hoan (ảnh), Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang xung quanh vấn đề này.
Xin Bộ trưởng cho biết chiến lược cơ giới hóa của ngành nông nghiệp gắn với việc tổ chức lại sản xuất trong thời gian tới như thế nào ?
- Nếu nói chiến lược cơ giới hóa trong chuỗi ngành hàng nông nghiệp là điều kiện cần thì tổ chức ngành hàng là điều kiện đủ. Vì cơ giới hóa nông nghiệp, máy móc, công nghệ, thiết bị để tạo ra được năng suất cao hơn, tạo sự đồng đều cho nông sản, tạo ra giá trị cao hơn nhưng phải trên nền tảng tổ chức sản xuất lại quy mô lớn hơn.
Máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật trưng bày tại sự kiện Agritechnica Asia Live 2022 được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.
Quy mô lớn hơn không có nghĩa là chỉ tích tụ đất đai lớn hơn mà sự liên kết, hợp tác của những người nông dân trong một vùng nguyên liệu tạo ra những hợp tác xã hay hình thức hợp tác nào đó để cùng sử dụng chung phương tiện, công nghệ, thiết bị, máy móc đạt hiệu quả tối ưu hóa.
Tổ chức lại ngành hàng là một yếu tố sống còn, từ đó sẽ dựa trên nền tảng tổ chức lại đó, chúng ta đưa những công nghệ, thiết bị, thị trường vào trong một ngành hàng. Nếu tiếp tục sản xuất nhỏ lẻ thì sẽ giới hạn lại tác dụng của máy móc, thiết bị, công nghệ. Dù chúng ta tổ chức, tạo ra sản lượng tốt hơn, tối ưu hơn nhưng nếu sản xuất nhỏ lẻ thì chúng ta lại gặp phải bài toán thị trường. Do đó, một bên là tạo ra được một giá trị từ cái tối ưu hóa sản xuất, một bên tạo ra giá trị từ sự hợp tác của bà con nông dân để quy mô sản xuất lớn hơn.
Để thực hiện cơ giới hóa của ngành nông nghiệp thì các địa phương ĐBSCL cần phải vượt qua những rào cản nào, thưa Bộ trưởng ?
- Thiết bị có thể mua được, công nghệ mua được. Nếu không tự chế ra được thì mua nhưng làm sao để nó phát huy hiệu quả. Nếu hết chuỗi cơ giới hóa này, còn gì để tăng thu nhập cho người nông dân nữa? Đó là vấn đề cần suy nghĩ, mở rộng suy nghĩ ra.
Như mô hình cánh đồng lớn nhưng tư duy vẫn manh mún, nhỏ lẻ, chỉ lớn về diện tích, mỗi người sản xuất một loại giống… Do vậy, khó xây dựng được thương hiệu. Vì vậy, vấn đề tổ chức lại sản xuất là khởi đầu cho cả một vấn đề về sau và đây cũng là điểm khó nhất. Nếu không tháo gỡ được sẽ rất khó. Đây là trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương. Bên cạnh chuỗi sự kiện “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững”, còn phải có loạt giải pháp mới phát huy được hiệu quả.
Cần cơ chế, nhưng ngành nông nghiệp các địa phương phải nghĩ một cơ chế, chính sách khác. Càng liệt kê ra, càng không đi được đến đâu, càng làm lớn quá cũng không đi đến đâu. Do vậy, hãy làm từ từ, để nâng giá trị lên và lan tỏa ra.
Các cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành nông nghiệp các địa phương vùng ĐBSCL cùng suy nghĩ “cần làm gì” để giúp cho Bộ, để không bỏ câu chuyện cơ giới hóa nửa chừng, mà phải đi đến cùng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có những hỗ trợ gì để các địa phương vùng ĐBSCL thực hiện thành công cơ giới hóa ngành nông nghiệp ?
- Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thực hiện một số chính sách để hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân. Tuy nhiên, để đề xuất chính sách không phải là vấn đề đơn giản, phải suy nghĩ một cách nghiêm túc. Làm trong ngành nông nghiệp, phải hiểu được đặc điểm của ngành nông nghiệp. Ngành nông nghiệp có 3 đặc điểm chính, nếu không hiểu được sẽ rất khó vận hành và xây dựng chiến lược.
Đầu tiên là chiến lược, kế hoạch, quy hoạch từ trên nhưng thực hiện từ dưới. Ngành nông nghiệp quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi hay quy hoạch chiến lược cơ giới hóa, nhưng thực tế là các nông dân, HTX thực hiện, nông dân là người đặt hạt giống xuống.
Kế đến là nền nông nghiệp đang vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường, thị trường có sức mạnh tự điều chỉnh, đến một thời điểm nào đó sẽ cân bằng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với vai trò tác động, chứ không thể chỉ đạo thị trường.
Cuối cùng, nông nghiệp là lĩnh vực vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu, ngành nông nghiệp hay bà con nông dân không quyết định được, vì không phải “1 mình 1 chợ”. Thực tế hiện nay, ngành hàng lúa gạo Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với gạo Thái Lan và Ấn Độ.
Bộ trưởng có lời khuyên nào cho các địa phương trong quá trình xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp ?
- Khi xây dựng một chiến lược, kế hoạch, các địa phương vùng ĐBSCL cần suy nghĩ làm sao để hiện thực hóa. Tư duy và hành động của các địa phương cũng phải thay đổi, nắm vai trò dẫn dắt, thu hút cơ chế chính sách phòng trợ để kích hoạt nên chuỗi giá trị.
Ngành nông nghiệp như một phương trình nhiều biến số, cùng lúc muốn giải phương trình nhiều biến số như vậy không được. Nếu muốn đùng một cái sau hội nghị là có thể giải được phương trình là thất bại. Chúng ta phải chấp nhận một số biến số là một hằng số, để giải từ từ, dần dần ra.
Xin cảm ơn Bộ trưởng !
MỘNG TOÀN thực hiện
上一篇: Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
下一篇: Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
猜你喜欢
- Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- Cảnh sát biển bắt giữ tàu chở 90.000 lít dầu DO không có giấy tờ hợp pháp
- Giá xăng dầu hôm nay ngày 14/8/2024: Giá dầu giảm do lo ngại về xung đột Trung Đông lan rộng
- Phát động tuần lễ chiến dịch tiêm chủng vaccin phòng COVID
- Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- Giá tiêu hôm nay 11/8/2024: Tiếp tục nhích tăng, căng thẳng nguồn cung sẽ còn kéo dài tới cuối năm
- Triều Tiên xác nhận phóng tên lửa hành trình mang đầu đạn siêu lớn
- Bác sĩ Hàn Quốc gây sốt trên mạng vì tài ‘cải lão hoàn đồng’
- Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao