【lịch thi đấu j1】Thêm 401.316 ca mắc và 4.709 ca tử vong; biến thế Omicron đe dọa toàn cầu

时间:2025-01-25 23:01:47 来源:Empire777
Thế giới chạy đua chống biến thể Omicron; châu Âu thành tâm dịch mới Thế giới vượt 261 triệu ca mắc; thêm quốc gia có ca nhiễm 'siêu biến thể' Omicron Thế giới bùng siêu biến chủng mới,êmcamắcvàcatửvongbiếnthếOmicronđedọatoàncầlịch thi đấu j1 hàng loạt quốc gia ngừng nhập cảnh khách từ Nam Phi
Thêm 401.316 ca mắc và 4.709 ca tử vong; biến thế Omicron đe dọa toàn cầu
Thông báo của Tổ chức Y tế thế giới về biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, có tên Omicron, trên một màn hình điện thoại thông minh.

Biến thểOmicronvừa phát hiện ở miền Nam châu Phiđang thực sự phủ bóng đen lên bức tranh dịch bệnh ngày 29/11 sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá biến thể này có khả năng lan ra toàn thế giới và gây ra những hậu quả rất nặng nề.

Là quốc gia chịu tác động nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với 799.400 ca tử vong trong số hơn 49 triệu ca mắc, Mỹtừ ngày 29/11 áp đặt cấm nhập cảnh đối với những người từng đến Nam Phi và 7 quốc gia khác ở miền Nam châu Phi trong 14 ngày qua, ngoại trừ công dân Mỹ và thường trú nhân ở Mỹ.

Tại Nam Phi, trên 2.800 ca mắc mới COVID-19 đã được ghi nhận trong ngày 28/11, tăng mạnh so với mức trung bình 500 ca/ngày trong tuần trước và 275 ca/ngày trong tuần trước nữa. Tiến sĩ Salim Abdool Karim - chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Nam Phi, cảnh báo số ca mắc mới COVID-19 ở nước này có thể tăng gấp 3 lần trong tuần này do sự lây lan của biến thể Omicron. Hiện Nam Phi có 2,96 triệu ca mắc COVID-19 và 89.700 ca tử vong.

Tại Chile ngày 29/11, Chính phủ nước này cũng đã ban bố sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với những người nước ngoài đến từ hoặc đã từng có mặt trong những ngày gần đây ở Nam Phi và 6 nước châu Phi khác nhằm ngăn chặn nguy cơ biến thể Omicron mới được phát hiện của Covid-19 lây lan vào quốc gia Nam Mỹ này.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Pretoria, Nam Phi.

Sau khi xuất hiện tại một loạt nước và vùng lãnh thổ ở châu Á, châu Đại Dương và châu Âu, biến thể Omicron tiếp tục lan đến Bồ Đào Nhavới 13 ca nhiễm, tất cả đều liên quan đến các cầu thủ và thành viên câu lạc bộ bóng đá Belenenses ở thủ đô Lisbon.

Irelandngày 29/11 thông báo nước này đang xét nghiệm hơn 10 ca nghi nhiễm Omicron đồng thời khuyến cáo người dân hạn chế đến 7 nước khu vực Nam châu Phi có nguy cơ cao. Trong khi đó, Thụy Sĩ cũng thông báo phát hiện một ca nghi nhiễm Omicron liên quan tới một người trở về từ Nam Phi khoảng một tuần trước.

Tại Đông Nam Á, Thái Lanyêu cầu những người đến từ các quốc gia ở châu Phi không thuộc diện cấm nhập cảnh vẫn phải cách ly trong 14 ngày và xét nghiệm COVID-19 nhiều lần. Philippines cũng tạm đình chỉ quyết định cho phép những người đã tiêm phòng đầy đủ nhập cảnh nước này, còn Indonesia ngừng nhập cảnh đối với những người từng đến 10 quốc gia châu Phi và Hong Kong (Trung Quốc) trong hai tuần qua.

Trong khi đó, Nhật Bảntái áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài bắt đầu từ ngày 30/11. Ngoài ra, công dân Nhật Bản và người nước ngoài thường trú tại nước này sau khi trở về từ 9 quốc gia châu Phi gồm Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Zambia và Zimbabwe cùng 14 quốc gia và vùng lãnh thổ khác sẽ buộc phải cách ly 10 ngày tại cơ sở cách ly cho chính phủ chỉ định.

Còn tại Hàn Quốc, chính phủ nước này đã quyết định hoãn chuyển sang giai đoạn 2 trong lộ trình nới lỏng hạn chế. Cũng do lo ngại về biến thể Omicron, ngày 29/11, Australia tuyên bố dừng kế hoạch từ ngày 1/12 mở cửa lại biên giới đối với lao động kỹ năng và sinh viên sau khi nước này ghi nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể này.

Tại châu Phi và Trung Đông, các biện pháp ngăn chặn biến thể Omicron đang được đẩy mạnh. Cụ thể, nhà chức trách Maroc đã thông báo đình chỉ tất cả các chuyến bay chở khách trực tiếp đến Vương quốc Anh trong hai tuần kể từ ngày 29/11.

Bên cạnh đó, Maroc cũng quyết định hoãn Hội nghị đối tác châu Âu-Địa Trung Hải từ ngày 1-2/12, nơi có sự tham gia của các quan chức thuộc Ủy ban kinh tế và xã hội châu Âu (ESC) và Hội đồng Kinh tế-Xã hội và Môi trường (EESC) của Maroc.

Cùng ngày, Jordancông bố lệnh cấm hành khách đến từ Nam Phi, Lesotho, Zimbabwe, Mozambique, Namibia, Eswatini và Botswana nhập cảnh nước này.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Iran.
Điểm sáng trong bức tranh đại dịch COVID-19 ngày 29/11 là việc các quốc gia thành viên WHO đạt được đồng thuận trong việc khởi động tiến trình đàm phán nhằm đi đến một "hiệp ước đại dịch", trong đó đề ra cách thức xử lý trong trường hợp xảy ra khủng hoảng y tế toàn cầu.

Theo đó, các quốc gia đã nhất trí thành lập một cơ quan đàm phán liên chính phủ (INB) chịu trách nhiệm soạn thảo và đàm phán về một "hiệp ước" của WHO hay một dạng quy ước khác về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.

Trong ngày 29/11, các quốc gia thành viên ASEANghi nhận 21.282 ca mắc COVID-19 và 428 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch hiện vượt 14.028.000 ca, trong đó trên 291.300 người tử vong.

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Ámấy ngày qua chứng kiến xu thế hạ nhiệt tại nhiều nước. Số ca tử vong nhìn chung đang giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines vẫn khá căng thẳng so với các nước khác.

Một ngày qua, hiệp hội ASEANcó 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào và Việt Nam.

Trước sự xuất hiện của chủng virus mới được coi là siêu lây nhiễm Omicron ở Nam Phi, ngày 29/11, thêm nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách từ các quốc gia ở phía Nam châu Phi.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 26/11/2021.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiêm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt.

Diễn biến dịch khá nghiêm trọng ở Philippinesmấy ngày gần đây, khi số ca tử vong vẫn cao. Ngày 29/11, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 141 trường hợp, cao thứ hai khu vực sau Việt Nam.

Myanmartrong 24 giờ qua ghi nhận 370 ca dương tính và 9 ca tử vong, tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt.

Trong khi đó, Thái Lanvẫn là điểm dịch nóng ở Đông Nam Á. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 29/11 ghi nhận thêm trên 4.500 ca bệnh mới và 27 người tử vong.

Campuchiadịch tiếp tục thuyên giảm, với 25 bệnh nhân mới và 4 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch.

推荐内容