Đây là yêu cầu của Bộ Y tế tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 và tiêm chủng vắc xin Covid-19 với sở y tế của 63 tỉnh,số liệu thống kê về empoli gặp napoli thành phố ngày 16/4. Không để vaccine hết hạn mà không tiêm Tại hội nghị, PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, hiện Bộ Y tế đã phân bổ 811.200 liều vaccine của COVAX về các địa phương, yêu cầu các địa phương phải lập danh sách đối tượng tiêm theo đúng Nghị quyết 21 của Chính phủ. Đến nay, đã có 49/63 tỉnh, thành phố tiếp nhận vắc xin đợt 2, 14 tỉnh sẽ tiếp tục được cấp trong thời gian tới. Trong số đó, 28 tỉnh thuộc khu vực phía Bắc đã tiếp nhận; tại miền Trung có 9 tỉnh (còn 2 tỉnh chưa nhận là Bình Thuận và Ninh Thuận); khu vực Tây Nguyên có 4 tỉnh đã nhận; riêng với khu vực miền Nam có 8 tỉnh đã được cấp. Tại cuộc họp Chính phủ ngày 15/4, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương và Bộ Y tế “không được phép để bất cứ liều vaccine nào phải hủy do không tổ chức tiêm được”. Do đó, các địa phương không tổ chức tiêm hết, Bộ Y tế sẽ thu hồi vắc xin và thông báo rộng rãi. Về vấn đề an toàn tiêm chủng, Bộ Y tế khẳng định Việt Nam tiếp tục tiêm vắc xin Covid-19 theo đúng kế hoạch và hiện nay đã tiêm chủng cho hơn 73.000 người. Hệ thống giám sát của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia ghi nhận gần 33% người được tiêm xuất hiện phản ứng nhẹ thông thường sau khi tiêm và hầu hết là phản ứng tại chỗ như đau, ngứa, nóng đỏ, có trường hợp bị sốt nhẹ, tuy nhiên những phản ứng này đều tự hết sau 1-2 ngày mà không cần phải điều trị, chăm sóc y tế. Cũng theo Bộ Y tế, tuy nâng cao an toàn tiêm chủng hơn một mức so với bình diện chung của Tổ chức Y tế Thế giới nhưng không vì lý do đó mà triển khai tiêm chủng chậm do thời hạn sử dụng vắc xin Covid-19 của COVAX chỉ đến 31/5/2021. Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương triển khai tiêm nhanh, không để vaccine hết hạn mà không tiêm. Nguy cơ xuất hiện dịch vẫn rất lớn Chia sẻ về tình hình dịch Covid-19, ông Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, tốc độ lây lan của dịch Covid-19 trên thế giới vẫn rất nhanh. Trung bình hàng ngày, thế giới ghi nhận 600-700 nghìn ca mắc mới, 1.000-2.000 ca tử vong. Một số quốc gia như Thái Lan đang xuất hiện đợt bùng phát dịch mới, thường liên quan đến hoạt động tập trung đông người như tại quán bar, quán rượu từ thủ đô Bangkok lây lan ra nhiều tỉnh. Thời gian gần đây, tình hình dịch tại Campuchia cũng hết sức phức tạp. Dịch khởi đầu từ ngày 20/2 xuất phát từ khu cách ly tập trung sau đó lây ra cộng đồng. Đến nay, Campuchia đã ghi nhận hơn 4.300 ca mắc, trong những tuần gần đây số ca mắc tăng đột biến. Việt Nam đến nay đã qua 21 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19 ngoài cộng đồng, tuy nhiên vẫn ghi nhận nhiều ca mắc là người nhập cảnh. Còn theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, nguy cơ xuất hiện dịch tại Việt Nam vẫn rất lớn trong bối cảnh bùng phát dịch tại các nước láng giềng và trên thế giới. Trong khi đó, Việt Nam vẫn tổ chức các chuyến bay giải cứu. Do vậy, việc kiểm soát dịch trong thời gian tới là thách thức rất lớn. Vì thế, Bộ Y tế liên tục nhắc nhở các địa phương không được lơ là, chủ quan, triển khai quyết liệt các biện pháp chống dịch./. Văn Nam |