当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【giai hang 2 ha lan】Bấp bênh làng vạn chài

【giai hang 2 ha lan】Bấp bênh làng vạn chài

2025-01-10 21:13:35 [Cúp C2] 来源:Empire777

Lênh đênh sông nước

63 tuổi đời cũng bằng ấy năm bà Nguyễn Thị Dương sống lênh đênh trên sông nước. Bà Dương kể,́p bgiai hang 2 ha lan bà là người gốc Long An nhưng sinh ra và lớn lên ở Campuchia. Năm 2002, do cuộc sống khó khăn, vợ chồng bà đưa 6 người con về nước. Vì không có hộ khẩu, không đủ tiền mua đất dựng nhà trên bờ nên gia đình chọn lòng hồ thủy điện Thác Mơ làm nơi cư ngụ. Kể từ đó đến nay, gia đình bà sống bằng nghề đánh bắt thủy sản và nuôi cá bè. Con cái trưởng thành và lập gia đình riêng cũng sống bằng nghề chài lưới. Trung bình mỗi năm gia đình bà nuôi được 1 tấn cá lóc và 1 tấn cá lăng nha, trừ chi phí thu về khoảng 60 triệu đồng. Cuộc sống cứ thế đắp đổi qua ngày.  

63 tuổi đời cũng bằng ấy năm bà Nguyễn Thị Dương (giữa) sống lênh đênh trên sông nước

Neo đậu, sinh sống nơi sông nước, điều kiện sinh hoạt, nước sạch đối với gia đình bà cũng rất khó khăn. Từ giặt giũ, tắm rửa đến ăn uống, nấu nướng đều dùng nước sông. Ước mong có một căn nhà trên bờ để khi tuổi già có chỗ nương thân, nhưng thực sự quá khó. “Những hôm mưa to, gió lớn, con thuyền chòng chành, nghiêng ngả theo dòng nước. Cả gia đình ai cũng lo sợ, nhưng biết sao được vì không có điều kiện mua đất làm nhà trên bờ. Gia đình rất mong nhận được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền và nhà hảo tâm” - bà Dương chia sẻ.

Căn nhà bà Nguyễn Thị Dương trên lòng hồ Thủy điện Thác Mơ

Cũng là Việt kiều từ Campuchia về nước năm 1994, gia đình ông Nguyễn Văn Dũng và bà Nguyễn Thị Mẫn may mắn hơn khi dựng tạm được một căn nhà nhỏ ven hồ thủy điện Thác Mơ thuộc thôn Bình Đức 1, xã Đức Hạnh làm nơi cư ngụ.

Mấy chục năm nay, gia đình ông Dũng sống bằng nghề đánh bắt cá. Hằng ngày, ông thả lưới trên sông, còn bà và các cháu nhận hạt điều về cạo vỏ lụa. Nếu thời tiết thuận lợi, mỗi ngày bình quân 6 lao động kiếm được khoảng 200-300 ngàn đồng. “Ngày trước còn sức khỏe đi bỏ lưới cũng kiếm đủ cái ăn, nay tuổi cao, mỗi khi trời trở gió, một mình tôi lênh đênh trên chiếc thuyền trôi theo dòng nước lại thấy bất an” - ông Dũng hướng mắt ra xa buồn bã thở dài.

 Gia đình ông Nguyễn Văn Dũng từ bao đời nay đều sống bằng nghề đánh bắt cá 

Nói về cuộc sống mưu sinh vất vả, ông Dũng cho hay, vào những tháng cao điểm mùa mưa lũ, việc đánh bắt thủy sản gặp nhiều khó khăn do con nước lên xuống thất thường. Hồ thủy điện xả lũ cũng là một phần nguyên nhân khiến việc đánh bắt tôm, cá của ngư dân như ông thêm phần biến động. Cuộc sống người dân làng chài cứ thế vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt…

Chia tay gia đình ông Dũng, chúng tôi ghé thăm bà Nguyễn Thị Liên (78 tuổi), sống một mình trong căn chòi nhỏ ven hồ. Bà Liên quê ở tỉnh Vĩnh Long đến làng chài này đã 25 năm. Trước đây, khi còn khỏe bà đi cạo mủ cao su thuê. Nay tuổi cao không làm được việc nặng, bà nhận hạt điều về cạo vỏ lụa, mỗi ngày kiếm được hơn 20 ngàn đồng.

Bà Liên kể, bà góa phụ từ năm 20 tuổi, có một người con gái đã lập gia đình riêng, kinh tế cũng khó khăn nên chỉ giúp đỡ bà được phần nào. Cuộc sống của bà nhờ vào việc cạo vỏ lụa hạt điều và sự hỗ trợ của chính quyền, bà con lối xóm và các nhà hảo tâm.

Bà Nguyễn Thị Hương Lan, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Đức Hạnh (bìa trái) xuống thăm cụ bà Nguyễn Thị Liên (bìa phải). Bà Liên kiếm sống bằng nghề cạo vỏ hạt điều thuê

Già yếu lại nhiều bệnh, những lúc trái gió trở trời, bà hay bị đau đầu do vết thương từ thời con gái khi đi làm giao liên cho cách mạng. “Tôi tuổi đã cao, lại bị bệnh tim, nhiều lúc mệt không làm việc được. Cuộc sống nghèo khó cứ đeo bám mãi, chỉ mong cuối đời không phiền con cháu” - bà Liên buồn bã.

Cần lắm những tấm lòng

Làng chài thôn Bình Đức 1, xã Đức Hạnh có 76 hộ, với hơn 200 người sống lênh đênh trên lòng hồ Thác Mơ. Một số hộ mua được đất, dựng tạm chòi sống ở ven bờ hồ. Họ chủ yếu mưu sinh bằng nghề nuôi, đánh bắt cá tại lòng hồ hoặc làm thuê trên địa bàn huyện. Cuộc sống bấp bênh nên các hộ dân này luôn sống trong cảnh nghèo khó, phải chi tiêu dè sẻn mới đủ cái ăn, cái mặc hằng ngày. Ước mong có mảnh đất để lên bờ là điều rất khó khăn.

Thôn Bình Đức 1, xã Đức Hạnh có 108 người cao tuổi, trong đó 40 cụ không có hộ khẩu là Việt kiều Campuchia về nước nên cuộc sống vô cùng khó khăn. Nhiều gia đình ở làng chài này có 2 hoặc 3 thế hệ cùng sinh sống. Cuộc sống mưu sinh ngày càng khó khăn vì phụ thuộc mực nước hồ thủy điện khi cạn, khi đầy...

Bà NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Đức Hạnh


Người dân làng chài sống chân chất, hiền hòa. Do còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nên chất lượng cuộc sống người cao tuổi nơi đây rất thấp. Mặc dù chính quyền địa phương đã hỗ trợ nhưng cũng chỉ được phần nào. Rất mong nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành và chung tay góp sức của các nhà hảo tâm để người dân làng chài có một tương lai tươi sáng hơn mà bao đời họ khát khao, mong đợi.


(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读