Đó là làng Nam Dương xã Quảng Vinh huyện Quảng Điền,ậykhichuôngđálịch thi đấu của dortmund ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên rú cát bao la rộng lớn trải dài ra phá Tam Giang. Dâng hoa tại Di tích lịch sử cách mạng Hội nghị Nam Dương Tiếng chuông ông Bồi Nhắc đến làng Nam Dương, người dân các làng xung quanh cách xa hàng cây số vẫn không thể quên tiếng chuông chùa của làng ngân lên đều đặn vào sáng sớm, khi màn đêm còn dày đặc. Quan niệm nhà Phật cho rằng, tiếng chuông đánh vào lúc cuối đêm có ý thức tỉnh mọi người tinh tấn tu hành để chóng vượt ra ngoài vòng tối tăm đau khổ. Ngoài ý nghĩa đó, người dân trong vùng còn có thói quen thức dậy lúc chuông đánh. Thời chuông điện thoại báo thức không có, đồng hồ khan hiếm, chuông chùa Nam Dương có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sản xuất của người dân ở các vùng lân cận. Ông Trần Bá Vệ, làng Phú Lễ, xã Quảng Phú cách làng Nam Dương khá xa nhớ lại: "Ngày trước làm ruộng vất vả hơn bây giờ nhiều. Đồng xa, lại chủ yếu làm bằng tay phải dậy sớm, cơm đùm, cơm bới mới làm kịp, nên canh khi chuông đánh là phải dậy. Nhiều công việc khác cũng vậy, học sinh đi học trường huyện không có xe đạp cũng dậy từ giờ này, thậm chí giờ giấc những việc ma chay, cưới hỏi cũng nhờ vào tiếng chuông… Tiếng chuông chùa Nam Dương mang ý nghĩa đặc biệt trong đời sống văn hóa tâm linh với người dân địa phương. Ông Phan Đình Luận, Thư ký khuôn hội Nam Dương cho biết: Các cụ kể lại rằng, chuông được đặt đúc tại Huế. Ngày đổ khuôn, dân làng đã kéo lên rất đông. Sau khi thầy chú nguyện, người dân đã chủ động ném thêm vàng vào chung với đồng đang nóng chảy với số lượng rất lớn. Bên cạnh đó, người đánh chuông cũng đánh bằng cái tâm của mình. Để tiếng chuông được ngân vang, ngân xa đòi hỏi người đánh phải tĩnh tâm, đợi khi hết hẳn tiếng ngân mới đánh tiếng khác. Dân làng vẫn gọi một câu gần gũi là “Tiếng chuông ông Bồi”. Người đánh chuông là ông Nguyễn Bồi, tuổi Giáp Dần. Ông làm hộ tự chùa từ trước năm 1975 đến mãi sau này và qua đời chừng 10 năm nay. Ngày đó, chùa còn khó khăn, không có đồng hồ nhưng nhờ có phát tâm tu nên ông vẫn đều đặn thức dậy đúng giờ (4 giờ sáng) để đánh chuông. Sau khi ông qua đời, dân làng vẫn cử người thay nhau duy trì tiếng chuông vào sáng sớm… Tiếng chuông chùa Nam Dương cất lên từ sáng sớm vẫn được dân làng lưu giữ Dấu mốc hội nghị Nam Dương Làng Nam Dương còn tự hào là nơi tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế trong những ngày đầu kháng chiến. Sau khi mặt trận Huế bị vỡ, để gây dựng lại phong trào, ngày 15/3/1947, tại khuôn viên nhà ông Nguyễn Hữu Đà, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, với cương vị là Bí thư Tỉnh ủy lúc đó đã chủ trì Hội nghị Tỉnh ủy, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Nguyễn Hữu Đà người làng Nam Dương, ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Trước Cách mạng Tháng Tám, ông đã tham gia mặt trận Việt Minh. Sau năm 1945, ông từng kinh qua các chức vụ như: Trung đội trưởng Quyết tử quân, Chính trị viên huyện đội, Bí thư Huyện ủy Quảng Điền. Năm 1952, ông chuyển sang ngành tình báo và hy sinh năm 1961… Hội nghị đã ra nghị quyết sớm ổn định phong trào cách mạng, tiếp tục kháng chiến, với ý chí quyết tâm “mất đất chưa phải là mất nước, chúng ta phải tranh thủ từng thôn, từng người dân, chúng ta không thể mất dân, chết không rời cơ sở, chúng ta nhất định thắng”. Hội nghị thống nhất chọn vùng rừng núi Hòa Mỹ xây dựng thành chiến khu kháng chiến của tỉnh, bố trí lại các huyện ủy, củng cố lực lượng vũ trang và tổ chức một số trận đánh gây tiếng vang lớn. Hội nghị Nam Dương đã tạo bước chuyển biến mới về tư tưởng, cổ vũ tinh thần kháng chiến cho quân và dân toàn tỉnh… Địa điểm Hội nghị Nam Dương đã được UBND tỉnh xếp hạng Di tích lịch sử Cách mạng vào năm 2008. Tháng 4/2013, nhà bia tưởng niệm sự kiện đã được khánh thành; qua hơn 4 năm, bóng cây cổ thụ đã vươn cao tỏa bóng trang nghiêm xuống di tích. Hàng năm, vào các dịp lễ kỷ niệm, chính quyền và các ban ngành đoàn thể tại địa phương, học sinh Trường THCS Nguyễn Hữu Đà đều đến đây dâng hoa, ôn lại truyền thống tự hào của quê hương. Ông Nguyễn Sỹ Phú, nguyên Chủ tịch Hội CCB xã Quảng Vinh khẳng định, Hội nghị Nam Dương là dấu mốc rất quan trọng trong củng cố, xây dựng lực lượng, xây dựng phong trào kháng chiến của Đảng ta, khơi gợi tinh thần yêu nước trong Nhân dân, góp phần to lớn trong công cuộc giải phóng quê hương, đất nước sau này. Đây là địa điểm lý tưởng để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Tuy là một làng thuần nông, không có nghề truyền thống nhưng dân làng Nam Dương đã biết phát huy phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó để phát triển kinh tế. Nhiều mô hình trang trại, gia trại trên rú cát; trồng trọt, kết hợp chăn nuôi hộ gia đình đã phát huy hiệu quả. Các nghề như: nề, mộc, cơ khí, may công nghiệp… cũng được con em theo đuổi mang lại thu nhập đáng kể. Nhiều người còn học hành thành đạt, giữ các chức vụ quan trọng trong các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp. Ông Nguyễn Hữu Đôn, Trưởng thôn cho biết: Toàn thôn có hơn 200 hộ, nhưng chỉ còn 19 hộ nghèo và cận nghèo, chủ yếu là những trường hợp neo đơn, già cả đang hưởng trợ cấp. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của chính quyền và người dân, nhiều công trình phúc lợi, dân sinh đã và đang được đầu tư tại địa phương. Hiện nay có một dự án giao thông kết hợp với thủy lợi quy mô khá lớn đang được đầu tư qua làng. Công trình rộng 5m, dài 11 km, nối 2 điểm trên TL11A, có tổng mức đầu tư 75 tỷ đồng, từ nguồn vốn Ngân hàng ADB, sẽ hoàn thành trong năm nay. Khi đưa vào sử dụng, công trình sẽ như một đê bao ngăn lũ từ sông Bồ vào, từ rú cát xuống, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp; đồng thời, mở ra tuyến giao thông nối Nam Dương với các trung tâm, giúp người dân thuận tiện hơn trong giao thương phát triển kinh tế… Ông Nguyễn Hữu Đôn vui vẻ cho biết. Bài, ảnh: ĐẶNG THÀNH |