Bất chấp lý do,ấtchấplýdocácthỏathuậnthươngmạikhuvựcvẫnphảiđượctriểltd bd anha các thỏa thuận thương mại khu vực vẫn phải được triển khai. Ảnh minh họa: lesechos.fr/ Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Bất chấp những ảnh hưởng mà thế giới đã và đang phải gánh chịu, cần phải thừa nhận rằng thỏa thuận này là một trong số ít những ví dụ mà chúng ta có về tự do hóa thương mại vào năm 2020.
Nhìn vào thương mại toàn cầu, trong giai đoạn từ sau năm 1945, dưới sự dẫn dắt của Mỹ, cộng đồng quốc tế đã cam kết mở rộng thương mại toàn cầu và cố gắng ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ.
Gần 50 năm sau, kết luận đưa ra trong Vòng đàm phán Uruguay đã đưa chúng ta đến giai đoạn chứng kiến thương mại toàn cầu được thiết lập theo cách mà thế giới vận hành.
Đến nay, sau 25 năm tiếp theo, cục diện đã chứng kiến nhiều thay đổi. Phần lớn vấn đề trong các quy tắc thương mại đã xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã làm nổi bật thách thức và cũng khiến lối thoát ra khỏi mớ hỗn độn này ngày càng mờ nhạt.
Những gì chúng ta thấy là thiếu đi sự lãnh đạo trong cộng đồng quốc tế để đảm bảo các quy tắc thương mại phải trở về đúng đường và thúc đẩy hoạt động. Ở một số góc cạnh nào đó, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có thể đã có nhiều thiếu sót. Trong sự bế tắc ở cấp độ toàn cầu, các hiệp định thương mại khu vực và hiệp định thương mại tự do song phương là những gì chúng ta có thể hi vọng.
Ở Australia và New Zealand, cần phải có cái nhìn tích cực và cảm ơn rằng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang được thúc đẩy và triển khai.
Chúng ta biết rằng trong một thế giới đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch, châu Á – Thái Bình Dương sẽ là nhân tố quan trọng trong sự tái sinh của dòng chảy thương mại toàn cầu. Trong dự báo gần đây nhất của WTO về thương mại toàn cầu trong giai đoạn 2019 – 2020, thế giới sẽ chứng kiến thương mại toàn cầu giảm 18,5%.
Song xét về từng khu vực, từ sau quý I/2021, quá trình phục hồi diễn ra ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ tốt hơn so với phần còn lại của thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cho rằng sự phát triển của tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế khu vực nhiều hơn nữa có thể sẽ hỗ trợ GDP của châu Á tăng trưởng đến 10%.
Trong một thông tin khác, Trung Quốc cũng đang tìm mọi cách để phục hồi từ tốc độ tăng trưởng hằng năm giảm mạnh, chạm mốc thấp nhất trong hơn 40 năm. Cụ thể, nước này đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP). Trong đó các nước tham gia cho biết thỏa thuận sẽ được ký kết vào cuối năm nay để tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, tạo thuận lợi cho thương mại.
Nhìn chung, trong hoàn cảnh mà mọi hoạt động đang bị chi phối bởi đại dịch, tất cả cố gắng của các nhà đàm phán để xây dựng nên các khuôn khổ hợp tác mới cần được ghi nhận, thúc đẩy và tin tưởng sẽ thành công.
Đan Lê(Lược dịch từ CNA)