当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【tỷ số trận leipzig】TP.HCM xây cơ chế quản lý gần 600 biệt thự cũ

Sở Xây dựng TP.HCM đang xây dựng dự thảo Quyết định Quản lý,âycơchếquảnlýgầnbiệtthựcũtỷ số trận leipzig sử dụng nhà biệt thự  trên địa bàn Thành phố. Quyết định được xây dựng trong bối cảnh Thành phố có khá nhiều nhà biệt thự có diện tích khuôn viên lớn, trong đó có những nhà biệt thự có giá trị (lịch sử, văn hóa, nghệ thuật…) đã được Thành phố phân loại thành nhóm một, nhóm hai và nhóm ba.

Tuy nhiên, thời gian quan, có nhiều trường hợp chưa tuân thủ việc quản lý, sử dụng nhà biệt thự, đặc biệt là biệt thự làm ảnh hưởng kiến trúc nguyên bản của nhà biệt thự. Do đó, cần thiết phải ban hành quy định về quản lý, sử dụng nhà biệt thự.

Trên địa bàn TP.HCM hiện đang có khoảng 595 biệt thự cũ

Theo dự thảo, việc bảo trì nhà biệt thự phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Đối với nhà biệt thự gắn liền với di tích lịch sử - văn hoá thì việc bảo trì phải tuân thủ các quy định về sửa chữa, tu bổ, bảo quản và phục hồi di tích theo quy định của pháp luật về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.

Chủ sở hữu, đơn vị quản lý, sử dụng nhà biệt thự có trách nhiệm bảo trì nhà biệt thự. Trong trường hợp người sử dụng không phải là chủ sở hữu muốn thực hiện việc bảo trì phần sở hữu riêng thì phải được chủ sở hữu đồng ý bằng văn bản.

Đối với nhà biệt thự có nhiều chủ sở hữu thì chủ sở hữu có trách nhiệm thực hiện bảo trì đối với phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà biệt thự đó cho người đại diện các chủ sở hữu trong nhà biệt thự với mức đóng góp theo thoả thuận giữa các chủ sở hữu; Trường hợp không có thoả thuận thì kinh phí được phân bổ tương ứng với diện tích sở hữu riêng của từng chủ sở hữu.

Đối với việc cải tạo nhà biệt thự đã được phân nhóm (bao gồm nhóm một, nhóm hai, nhóm ba) được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch, kiến trúc và các nội dung của Quy định này.

Trong đó, đối với biệt thự nhóm một, khi cải tạo không làm thay đổi công năng, tính chất sử dụng ban đầu của nhà biệt thự; Không thực hiện việc phá dỡ nhà biệt thự (trừ trường hợp thuộc diện hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền).

Trường hợp phải phá dỡ thì khi xây dựng lại phải đảm bảo giữ đúng kiểu dáng kiến trúc, hình ảnh nguyên trạng và tuân thủ quy hoạch (mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao) của biệt thự cũ; Không được tạo thêm kết cấu bằng bất kỳ loại vật liệu nào nhằm tăng diện tích hoặc xây dựng cơi nới, chiếm dụng không gian; Không được dùng vật liệu khác biệt về tính chất để thay thế vật liệu vốn có của nhà biệt thự.

Trường hợp sử dụng màu sắc, chất liệu khác biệt hoặc thay đổi công năng nhà biệt thự thì phải được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận sau khi có ý kiến góp ý của cơ quan chuyên về xây dựng, kiến trúc và văn hóa.

Đối với biệt thự nhóm hai, khi cải tạo phải đảm bảo giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc bên ngoài; Không thực hiện việc phá dỡ nhà biệt thự (trừ trường hợp thuộc diện hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền); Khi xây dựng lại phải giữ đúng kiểu dáng kiến trúc bên ngoài và tuân thủ quy hoạch (đúng mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao).

Dự thảo cũng quy định về việc xử lý các vi phạm. Trong đó, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định về quản lý, sử dụng nhà biệt thự thì tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật; người vi phạm nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc người sử dụng công trình tự ý phá dỡ công trình khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử lý theo quy định và phải phục hồi, xây dựng lại công trình theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật khác có liên quan.

Được biết, UBND TP.HCM đã có 14 đợt phân loại với 595 biệt thự cũ. trong đó có 64 biệt thự thuộc nhóm 1, 249 thuộc nhóm 2 và 282 thuộc nhóm 3. Biệt thự cũ chủ yếu nằm ở quận 1 và quận 3.

分享到: