Vì sao xuất khẩu thủy sản vẫn trầm lắng?ấtkhẩuđốimặtvớisuygiảmdokhókhănvềthịtrườc2 chau au Xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm 14,4% trong quý I/2023 Giá gạo xuất khẩu đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng mạnh, trong nước nhích nhẹ |
Hàng Việt ngày càng bị cạnh tranh gay gắt
Lý giải nguyên nhân khó khăn trong xuất khẩu trong quý I/2023, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, có nguyên nhân khách quan do suy thoái tăng trưởng của nền kinh tế thế giới tác động.
Bước vào 2023 tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam nói riêng có xu hướng suy giảm bởi lạm phát tăng cao, tổng cầu giảm trên phạm vi toàn thế giới. Một số chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu chịu tác động ngày một tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này. Trung Quốc và một số nền kinh tế lớn cũng mở cửa trở lại nên sức cạnh tranh với hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày một gay gắt.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hải Anh |
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết thêm, hoạt động xuất khẩu hàng Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn cần có giải pháp phục tình trạng hiện nay, lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá ít nhất bằng cùng kỳ năm 2022.
Theo Bộ Công thương, khó khăn đối với doanh nghiệp là các chính sách kinh tế của một số quốc gia tiếp tục có tác động không nhỏ đến các quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực như điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ trong thời gian tới… |
“Năm nay chúng ta phấn đấu tăng trưởng 8 - 12% kim ngạch xuất khẩu, đạt ngưỡng khoảng 800 tỷ USD. 3 tháng đầu năm mới đạt 154 tỷ USD, cứ đà này cuối năm chỉ đạt trên dưới 600 tỷ USD, đây là khoảng cách lớn” - Bộ trưởng chỉ rõ.
Để tháo gỡ khó khăn hiện nay, người đứng đầu ngành Công thương chỉ đạo các thương vụ ở nước ngoài dự báo tình hình kinh tế nước sở tại, từ đó đưa ra phản ứng chính sách cần có để tham mưu cho bộ, Chính phủ đảm bảo lợi ích của quốc gia, doanh nghiệp.
Đồng thời, đề xuất chủ trương chính sách giải pháp từ phía Chính phủ, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp và người sản xuất để tận dụng tốt nhất các hiệp định thương mại tự do, nhất là hiệp định thế hệ mới góp phần thúc đẩy xuất khẩu và sản xuất trong nước.
Thị trường xuất khẩu ngày càng khắt khe
Tại hội nghị, các tham tán thương mại tại nước ngoài đều dự báo tình hình quốc tế thời gian tới vẫn còn diễn biến phức tạp. Các nước phát triển ngày càng quan tâm đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu và dựng lên những tiêu chuẩn mới, quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu sạch, lao động, môi trường đối với các sản phẩm nhập khẩu. Một số quốc gia dự định áp đặt thêm các quy định cho hàng hóa nhập khẩu như thu phí cacbon, yêu cầu về hàm lượng tái chế đối với hàng nhập khẩu…
Ông Đỗ Ngọc Hưng - Tham tám thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho hay, về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 20,6 tỷ USD. Tuy nhiên, đề trụ vững và tăng trưởng xuất khẩu tại thị trưởng Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường kết nối, giới thiệu hàng hóa qua thương mại điện tử, nền tảng số, đẩy mạnh xúc tiến thương mại mặt hàng da giày, may mặc, hàng thủy sản, nông sản là thế mạnh của Việt Nam.
Xuất khẩu đối mặt với thách thức suy giảm về tốc độ tăng trưởng. Ảnh: TL |
"Để giữ vững ổn định xuất khẩu, doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề phòng vệ thương mại đối với mặt hàng gỗ và thép Việt Nam xuất khẩu. Đây là mặt hàng trong nhiều năm qua phía Hoa Kỳ đã để mắt tới và đã tiến hành các biện pháp điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại" - ông Đỗ Ngọc Hưng lưu ý.
Đối với thị trường EU, các tham tán thương mại cũng cho rằng, Việt Nam có thể tiếp tục tận dụng ưu đãi từ các FTA đã ký kết. Để giữ vững và không đánh mất thị phần xuất khẩu trong bối cảnh khó khăn hiện nay, khuyến nghị doanh nghiệp cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm, xuất xứ hàng hóa.
“Các doanh nghiệp xuất khẩu mỳ ăn liền cần tăng cường việc quản lý chất lượng để Việt Nam có cơ sở trao đổi với EC về việc bỏ chứng thư kiểm soát chất lượng. Các doanh nghiệp sản xuất bún, phở, bánh đa… từ gạo cần nâng cao kiểm soát chất lượng. EC đang lập hồ sơ theo dõi dư lượng 2-chloroethanol có trong sản phẩm từ Việt Nam. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không quản lý tốt dư lượng thuốc trừ sâu thì không loại trừ EC sẽ đưa vào diện kiểm tra an toàn thực phẩm như mỳ ăn liền. Thị trường bún, phở, mì chũ là rất lớn tại EU” - các tham tán thương mại tại thị trường EU cảnh báo.
Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho biết, trong năm 2023, đơn vị tiếp tục bám sát tình hình quốc tế và trong nước, dự báo thực hiện nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi từ các FTA. Cụ thể, đơn vị sẽ tổ chức hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam với các nhà cung cấp nước ngoài thông qua các kênh xúc tiến thương mại, hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; hỗ trợ thông tin ở từng thị trường xuất khẩu, duy trì thị trường truyền thống; tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới... |