【keo bong da tbn】Thu ngoài lãi có là "cứu cánh" cho lợi nhuận ngân hàng?

 人参与 | 时间:2025-01-25 00:05:54
Dự báo lợi nhuận ngân hàng quý 2 có tăng nhẹ nhưng thấp hơn kỳ vọng Ngân hàng dè dặt mục tiêu lợi nhuận Lợi nhuận ngân hàng nửa đầu năm: Nơi tăng trưởng hơn 60%,àilãicólàquotcứucánhquotcholợinhuậnngânhàkeo bong da tbn chỗ giảm mạnh gần 90%
Việc ứng dụng chuyển đổi số đã giúp thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại nhiều ngân hàng tăng trưởng khả quan. 	Ảnh: MSB
Việc ứng dụng chuyển đổi số đã giúp thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại nhiều ngân hàng tăng trưởng khả quan. Ảnh: MSB

Thu ngoài lãi bù đắp khi lãi thuần sụt giảm

Xét chung báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy, lợi nhuận sau thuế toàn ngành đã sụt giảm so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng bởi tín dụng tăng trưởng thấp và áp lực trích lập dự phòng tăng cao khi chất lượng tài sản suy yếu. Hơn nữa, theo báo cáo ngành ngân hàng của Công ty Cổ phần WiGroup, NIM toàn ngành đã giảm sụt giảm từ mức 3,59% trong quý 1/2023 xuống còn 3,43% trong quý 2/2023 do tỷ lệ lợi tức trên tài sản sinh lãi giảm trong khi chi phí vốn huy động tăng. Cùng với đó là tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tiếp tục duy trì ở mức thấp trong bối cảnh lãi suất huy động sụt giảm, khách hàng có xu hướng tối ưu dòng vốn bằng cách tìm đến kênh có mức sinh lời cao hơn. Những yếu tố này khiến thu nhập lãi thuần toàn ngành đi xuống.

Cũng theo WiGroup, phân tích thu nhập ngành ngân hàng quý 2/2023 cho thấy, thu nhập từ hoạt động cho vay đã đạt đỉnh trong quý 4/2022 và giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng bù lại, thu nhập từ các mảng khác như hoạt động dịch vụ và hoạt động khác tăng trưởng, trung bình tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước, trở thành “vị cứu tinh” cho lợi nhuận ngân hàng.

Xét riêng mảng thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại báo cáo tài chính của 29 ngân hàng cho thấy, nhiều ngân hàng có mức tăng trưởng lãi thuần trong 6 tháng đầu năm lên tới 3 con số. Chẳng hạn như Nam A Bank đạt 241,6 tỷ đồng, tăng 185% so với cùng kỳ năm ngoái. ABBank đạt 289 tỷ đồng, tăng 92,4%. MSB cũng ghi nhận lãi thuần tăng mạnh, hơn 86%, đạt 1.081 tỷ đồng, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động đạt trên 31%.

Ngoài ra, một số ngân hàng cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh lãi thuần từ hoạt động dịch vụ so với cùng kỳ năm trước như: VietinBank tăng hơn 33%, TPBank tăng hơn 25%, Eximbank tăng gần 21%, Kienglongbank tăng 31,5%, BacAbank tăng 47,5%... Xét về con số tuyệt đối thì Techcombank giữ vị trí cao nhất với lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ đạt gần 4.000 tỷ đồng; VietinBank với 3.875 tỷ đồng; VPBank với 3.225 tỷ đồng…

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB cho biết, MSB định hướng gia tăng nguồn thu ngoài lãi bên cạnh việc duy trì mảng kinh doanh cốt lõi. Sự chuyển dịch này phù hợp với chiến lược hiện tại của MSB khi giảm tỷ trọng kinh doanh lĩnh vực tiềm ẩn biến động, đồng thời tối ưu hóa nguồn thu từ các hoạt động phi tín dụng như dịch vụ thẻ, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân hàng đầu tư… Theo các chuyên gia, việc sở hữu cơ cấu thu nhập có tỷ trọng thu nhập ngoài lãi cao sẽ giúp ngân hàng tăng trưởng bền vững, ổn định hơn trong dài hạn.

Hay với mảng kinh doanh ngoại hối, 6 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng như: OCB tăng tới 427%, LPBank tăng 334%, BaoVietBank tăng 152%... so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân nhờ vào việc các ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cùng với đó là nhờ tình hình tỷ giá ngoại tệ tại Việt Nam khá ổn định.

Phải hướng đến nguồn thu bền vững hơn

Nhưng ở chiều ngược lại, có đến 14/29 ngân hàng ghi nhận sụt giảm lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ như: NCB giảm 88,9%, Sacombank giảm 59,9%, SeABank giảm 52,2%, VietCapitalBank giảm 36,4%, MB giảm 27%... so với cùng kỳ năm 2022. Hai “ông lớn” ngân hàng có vốn nhà nước là Vietcombank, Agribank cũng giảm lần lượt là 9,6% và 7,9% so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, trong các hoạt động dịch vụ chính, nguồn thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm tại đa số ngân hàng bị thu hẹp hơn, nhất là trong bối cảnh nhiều vụ “lùm xùm” về bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng đã xảy ra trong những tháng đầu năm. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần ra văn bản nhắc nhở, chấn chỉnh các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm. Vì thế, báo cáo tài chính của một số ngân hàng đã ghi nhận doanh thu từ bảo hiểm sụt giảm so với cùng kỳ năm trước như: SeABank giảm 81%, Kienlongbank giảm 63%, TPBank giảm 55%, Techcombank giảm 53% MB giảm 18%, VPBank giảm 8%...

Tương tự, với mảng kinh doanh ngoại hối, một số ngân hàng ghi nhận mức giảm cao như: VietABank giảm 76%, Kienlongbank giảm 58%, SeABank giảm 40%, ABBank giảm 30%, MB giảm 26%, BVBank giảm 27%... so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, có 3 ngân hàng kinh doanh thua lỗ trong mảng này là Techcombank, VIB, và VPBank.

Dự báo, những tháng cuối năm 2023, ngành ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận. Vì thế, việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, nâng cao khả năng chống chịu của các ngân hàng đã được nhiều chuyên gia khuyến nghị. Chuyên gia tài chính PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, các ngân hàng đẩy mạnh tăng thu ngoài lãi, hướng đến nguồn thu bền vững hơn, tránh phụ thuộc vào nguồn thu tín dụng sẽ là một xu hướng tất yếu. Hiện quá trình chuyển đổi số sẽ giúp các ngân hàng tiết giảm chi phí và thu hút nhiều khách hàng mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Còn theo các chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB), ngành ngân hàng cần tăng cường hệ số an toàn vốn (CAR) để đảm bảo cho các ngân hàng có đủ vốn nhằm hấp thụ thua lỗ có thể xảy ra và duy trì ổn định khi phải đối mặt với các cú sốc kinh tế. Cùng với đó, các cơ quan quản lý cần tăng cường cơ chế, thể chế về giám sát an toàn, can thiệp sớm, ngăn ngừa khủng hoảng leo thang và giảm thiểu rủi ro hệ thống.

顶: 8踩: 89