【lịch thi đấu bóng đá hôm qua】Lan tỏa tình yêu đọc sách
Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022 thu hút số thí sinh tham gia ngày càng đông,ỏatnhyuđọlịch thi đấu bóng đá hôm qua chất lượng được đánh giá vượt trội. Đây là niềm vui của những người tổ chức, vì đã tạo nên sân chơi ý nghĩa cho học sinh, sinh viên.
Các bài thi năm nay được đầu tư đa dạng, chất lượng.
Viết bằng tất cả sự tâm huyết và tình yêu với sách
Mục tiêu chính là cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” là lan tỏa tình yêu sách trong học đường, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức, nhằm tạo sân chơi, để học sinh, sinh viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đọc sách, cảm nhận sách, các giải pháp phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, trong cộng đồng. Từ đó, từng bước góp phần thúc đẩy phong trào đọc sách, hình thành thói quen đọc sách và nâng cao kỹ năng đọc. Cuộc thi dần khẳng định những giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc, nâng cao năng lực tiếp cận thông tin, tri thức của người Việt Nam, đặc biệt là phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, khơi dậy ý chí, khát vọng, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của thế hệ trẻ.
Với chủ đề “Khát vọng phát triển đất nước”, cuộc thi được phát động từ tháng 3 đến tháng 5-2022, thu hút 6.919 thí sinh đến từ các trường THCS, THPT và cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh tham gia. Số lượng này đã tăng gấp đôi so với mùa thi đầu tiên. Từ cấp tiểu học đến đại học đều có bài dự thi, trong đó số lượng đông nhất là khối THCS với 5.445 bài dự thi. Thí sinh được chọn 1 trong 2 đề để làm bài. Mỗi đề 2 câu, dành riêng cho học sinh và sinh viên. Các câu hỏi đa phần là mở, các em được thỏa sức cảm nhận, sáng tạo: Chia sẻ cảm nhận về một quyển sách truyền cảm hứng, xây dựng kế hoạch hành động để phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng; Sáng tác một tác phẩm văn học, hội họa để lan tỏa tình yêu đọc sách…
6.919 bài thi là có chừng ấy kế hoạch, sáng kiến kinh nghiệm của các thí sinh, được viết bằng tất cả sự tâm huyết và tình yêu với sách, mong muốn sách có thể tiếp cận học đường, cộng đồng nhiều hơn, để học sinh, sinh viên, cũng như mọi người hiểu được tầm quan trọng, giá trị của sách, cùng làm giàu kiến thức của mình bằng đọc sách. Các em còn hiến kế cách để phát huy văn hóa đọc, như xây dựng câu lạc bộ đọc sách trong trường học, cộng đồng để tổ chức những hoạt động truyền cảm hứng bên cạnh hệ thống thư viện sẵn có; phát huy thư viện lưu động; đọc trực tuyến…
Bà Lê Thị Thùy Dương, Giám đốc Thư viện tỉnh, Trưởng Ban giám khảo cuộc thi, cho biết: “Ban giám khảo đã hoàn tất chấm thi, chọn ra những tác phẩm xuất sắc nhất để chuẩn bị tổng kết, trao giải, đồng thời gởi tham dự vòng thi toàn quốc. Chúng tôi bất ngờ với sự tham gia đông, cũng như đầu tư đa dạng của các em. Điều này chứng tỏ cuộc thi đang được quan tâm và thu hút, là sân chơi để các em thỏa sức sáng tạo, góp phần lan tỏa tình yêu đọc sách, phát huy văn hóa đọc trong nhà trường, cộng đồng”.
Không đơn thuần là một bài viết dự thi
Thí sinh đã bám sát yêu cầu đặt ra, chọn đề bài và khai thác đúng với yêu cầu, sát với thực tế cảm nhận của các em về phong trào đọc sách ở nhà trường cũng như sự quan tâm phát huy phong trào đọc sách ở địa phương. Các em đã thể hiện sự đầu tư bài viết bằng phong kiến thức rộng, quan sát và cảm nhận tinh tế từ thực tế cuộc sống với phong trào đọc sách.
Bài dự thi đã tận dụng hết các thể loại cho phép, không đơn thuần là một bài viết, mà còn sáng tác truyện, thơ, tranh vẽ và thực hiện những clip ngắn để giới thiệu, bày tỏ tình yêu với sách, tầm quan trọng của việc đọc sách và kêu gọi mọi người hãy cùng lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng bằng những giải pháp thiết thực, hiệu quả, cũng như những mong muốn của các em từ các ngành, các cấp, để thu hút bạn đọc đến thư viện.
Bài thơ “Em là sách” của em Lưu Thị Ngọc Diễm, Trường THCS Tân Hòa, huyện Châu Thành A, là một minh chứng cho sự đơn giản, hồn nhiên nhưng tinh tế:
“Em mang vẻ đẹp
Của hành tinh xanh
Em giúp mọi người
Trau dồi sáng tạo…
Em là gió mát
Xoa dịu tâm hồn
Lắng đọng yêu thươngCho người vô vọng…”
Với bài dự thi gần 40 trang, được đóng bìa cẩn thận, mỗi trang đều được trang trí bằng nét vẽ đơn giản, mộc mạc nhưng ý nghĩa của em Lê Thanh Tiền, Trường THPT Vị Thủy, huyện Vị Thủy, gây ấn tượng. Với kiến thức rộng, Thanh Tiền đã dẫn dắt vào bài viết của mình bằng hiện thực về phong trào đọc sách, sự phát triển của nhiều phương tiện giải trí lấn át văn hóa đọc, xen lẫn phân tích sâu sắc về sự cần thiết của văn hóa đọc cũng như cách để đọc hiệu quả, không chỉ trực tiếp mà tận dụng công nghệ để khai thác công năng, thu về những kiến thức hữu ích. Thanh Tiền chia sẻ: “Em bỏ nhiều công sức cho bài viết này. Những năm trước em cũng có tham gia và đạt kết quả tốt. Lần này, em quyết định đầu tư nhiều hơn, đọc nhiều hơn để không chỉ thu hút người đọc ở việc trang trí, mà còn muốn truyền cảm hứng, để góp chút sức phát triển phong trào đọc sách. Từ đó, mỗi câu, mỗi chữ là tâm huyết, nói lên hết những tâm tư, tình cảm, điều mà em gởi gắm…”.
Tuy nhiên, có một điều đáng suy nghĩ để lần thi sau, khuyến khích được đông đảo số lượng sinh viên tham gia đông và đều hơn, năm nay, chỉ có 3 sinh viên tham gia, trong khi đây là lực lượng đáng ra làm nòng cốt cho cuộc thi này…
Cuộc thi thu hút 59 trường toàn tỉnh với 6.919 thí sinh tham gia. Số lượng học sinh khối THCS đông nhất với 5.445 thí sinh của 29 trường; THPT với 1.098 thí sinh của 9 trường; khối tiểu học với 373 thí sinh… Có 2 bộ đề dành cho mỗi đối tượng học sinh và sinh viên. Thí sinh sẽ chọn một trong hai đề, đúng với lứa tuổi, để có thể phát huy tính sáng tạo. 16 bài dự thi xuất sắc nhất được Ban tổ chức chọn và gởi tham dự thi cấp toàn quốc. |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ