Bất động sản công nghiệp giữ nhịp tăng trưởng ổn định trong đại dịch
Tính đến cuối năm 2020,ạchkhucôngnghiệpgắnvớipháttriểnđôthịdịchvụbáo bóng đá tây ban nha cả nước có 381 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) được thành lập với tổng diện tích quy hoạch 114.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng 90.800ha, chiếm 2,31% diện tích đất phi nông nghiệp, tăng 18.800 ha so với năm 2010.
Q uy hoạch khu công nghiệp gắn với phát triển đô thị, dịch vụ. Ảnh: Tuấn Nguyễn Đất KCN được chia thành 6 vùng. Trong đó, vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã thành lập 30 KCN với diện tích 7.000ha; Vùng Đồng bằng sông Hồng đã thành lập 94 KCN với diện tích 26.000ha; Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đã thành lập 68 KCN với diện tích 22.000ha; Vùng Tây Nguyên đã thành lập 10 KCN với diện tích 2.000ha; Vùng Đông Nam Bộ đã thành lập 119 KCN với diện tích 44.000ha; Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thành lập 60 KCN với diện tích 13.000ha.
Tỷ lệ lấp đầy bình quân đối với các KCN đã đi vào hoạt động khoảng 75%, riêng KCX Linh Trung III (tỉnh Tây Ninh) và KCX Linh Trung II, KCX Linh Trung (TP. Hồ Chí Minh) đều có tỷ lệ lấp đầy đạt 100%, KCX Tân Thuận có tỷ lệ lấp đầy đạt 81%.
Các chuyên gia bất động sản đánh giá, bất chấp sự bùng phát của dịch Covid-19 gần đây tại Việt Nam, các dự án KCN mới vẫn tiếp tục được phát triển và các dự án công nghiệp trọng điểm đã bắt đầu hoạt động. Năm 2021, đã có thêm nhiều thương vụ sáp nhập/mua lại doanh nghiệp cũng như nguồn cung đất công nghiệp mới. Các dự án sản xuất lớn nhất trong nửa đầu năm 2021 đến từ các doanh nghiệp Hồng Kông và Singapore nhắm đến thị trường Quảng Ninh và Bắc Giang.
Dành thêm hơn 200 nghìn ha quỹ đất phát triển khu công nghiệp
Trong những năm tới, Việt Nam đặt kế hoạch đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng, như: công nghiệp năng lượng, cơ khí chế tạo, luyện kim, hoá chất, phân bón, vật liệu…
Dành thêm hơn 200 nghìn ha quỹ đất phát triển khu công nghiệp. Theo dự thảo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, sẽ dành khoảng 205,8 nghìn ha làm KCN. Trong đó, có khoảng 60% là đất trực tiếp sản xuất công nghiệp, còn 40% diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN gồm: giao thông, điện, nước, khu xử lý chất thải, cây xanh..., tăng 115 nghìn ha so với năm 2020 (kể cả diện tích 95 KCN nằm trong các khu kinh tế ven biển và các khu kinh tế cửa khẩu).
Dự kiến, đất KCN quy hoạch sẽ được phân bổ theo các vùng như sau: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 15,17 nghìn ha (58 KCN), tăng 9,97 nghìn ha so với năm 2020, chiếm 7,37% diện tích đất KCN của cả nước; Vùng Đồng bằng sông Hồng 52,21 nghìn ha (142 KCN), tăng 32,26 nghìn ha so với năm 2020, chiếm 25,37% diện tích đất KCN của cả nước.
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 47,93 nghìn ha (111 KCN), tăng 30,83 nghìn ha so với năm 2020, chiếm 23,29% diện tích đất KCN của cả nước; Vùng Tây Nguyên 3,73 nghìn ha (17 KCN), tăng 2,18 nghìn ha so với năm 2020, chiếm 1,81% diện tích đất KCN của cả nước.
Vùng Đông Nam Bộ 59,01 nghìn ha (127 KCN), tăng 24,77 nghìn ha so với năm 2020, chiếm 28,67% diện tích đất KCN của cả nước; Vùng Đồng bằng sông Cửu Long diện tích 27,74 nghìn ha (103 KCN), tăng 14,98 nghìn ha so với năm 2020, chiếm 13,48% diện tích đất KCN của cả nước.
Theo dự thảo quy hoạch, việc hình thành các KCN trên các địa bàn lãnh thổ phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chí như: Phát triển về số lượng và quy mô KCN phải đảm bảo bền vững, tuân thủ nguyên tắc phát huy thế mạnh địa phương, tạo điều kiện liên kết phát triển kinh tế vùng, cụm liên kết ngành; không dàn đều theo địa giới hành chính. Thúc đẩy phát triển KCN theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; chuyển dịch cơ cấu dự án trong KCN thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng và thân thiện với môi trường.
Dự thảo cũng quy định, sẽ giảm diện tích hoặc đưa ra khỏi quy hoạch những KCN không triển khai, không còn phù hợp với yêu cầu phát triển; hạn chế bổ sung quy hoạch KCN trên đất trồng lúa 2 vụ, đất rừng sản xuất, đất tập trung dân cư và chưa có trong quy hoạch sử dụng đất. Xây dựng quy hoạch KCN phải gắn đồng bộ với phát triển đô thị, dịch vụ, phân bố dân cư và nhà ở trong một phương án tổng thể, thống nhất, làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trên cơ sở lợi thế, điều kiện và khả năng thực hiện./.
Văn Tuấn
顶: 7174踩: 1
【báo bóng đá tây ban nha】Quy hoạch khu công nghiệp gắn với phát triển đô thị, dịch vụ
人参与 | 时间:2025-01-10 21:14:04
相关文章
- Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
- CAEXPO 9: Cơ hội quảng bá sản phẩm Việt
- Mở ra nhiều hợp tác sâu rộng
- Doanh nhân Đỗ Quang Hiển nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội
- Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- Đảm bảo kiểm soát lạm phát năm 2018
- Lộ nhiều clip trong vụ tử nạn của diễn viên ‘Chiếc lá cuốn bay’
- Chờ đón 4 sự kiện du lịch nổi bật trong tháng 6/2023
- TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- Danh sách 8 trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội đang hoạt động
评论专区