【lịch bóng đá vl】Chị Phưm giỏi làm kinh tế
Mặc dù ít đất sản xuất,ịPhưmgiỏilmkinhtếlịch bóng đá vl nhưng chị Lý Thị Phưm, ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, đã biết tính toán, lựa chọn mô hình làm ăn phù hợp, vượt khó để phát triển kinh tế gia đình.
Chị Phưm là một trong những tấm gương phụ nữ dân tộc Khmer tiêu biểu vượt khó phát triển kinh tế ở xã Xà Phiên.
Sinh ra trong một gia đình nông dân không mấy khá giả, phải sống với ông bà ngoại từ nhỏ và chị cũng như nhiều người con gái khác ở Xà Phiên phải đi lấy chồng từ tuổi đôi mươi. Ngày chị theo chồng, ông bà ngoại cho vợ chồng chị hơn một công đất cùng với lời dặn: “Từ rày tụi bây tự bảo ban nhau làm ăn để có của ăn của để, sau này lo cho con cái. Tao già rồi không còn giúp đỡ được gì cho tụi bây nữa. Giàu thì hưởng, nghèo thì tự mà chịu”.
Hiểu được những điều ông bà căn dặn, vợ chồng chị Phưm ra sức tính toán làm ăn. Vốn nổi tiếng chăm chỉ, giỏi giang từ nhỏ nên chỉ sau 8 năm ra riêng, giờ gia đình chị Phưm đã có một cuộc sống khá giả hơn so với nhiều hộ trong ấp. Bằng cái giọng chân chất, chị Phưm chia sẻ: “Nghèo sẽ khiến con cái thua thiệt người ta đủ đường, nên vợ chồng tôi quyết không để con mình sống trong nghèo khó. Có làm thì mới có ăn, còn sức khỏe thì ráng mà làm lo cho con cái ăn học thành tài để sau này tuổi già mình không phải vất vả”.
Ban đầu, với hơn một công đất ruộng, chị Phưm trồng lúa, tận dụng mặt nước trong ao mua lưới về làm vèo nuôi cá trê. Nhận thấy không thể phát triển kinh tế dựa trên việc trồng lúa và nuôi cá, chị Phưm lên kế hoạch nuôi vịt, cải tạo đất xung quanh nhà trồng rau. Để có vốn ban đầu, vợ chồng chị đi cắt lúa mướn mấy vụ liền. Sau khi có vốn, chị Phưm đi học hỏi cách trồng rau màu rồi về áp dụng trên đất nhà. Lần đầu tổ chức mô hình rau không đạt năng suất, không nản chí, chị Phưm tiếp tục mua giống về trồng lại.
“Thất bại có lần đầu, sau rút kinh nghiệm trồng lại đều đạt kết quả tốt. Giờ trồng rau bán cũng gần 7-8 năm rồi, mặc dù là mô hình kinh tế phụ nhưng cho thu nhập ổn định lắm. Trồng rau màu không khó, chỉ cần chịu cực là được thôi. Đất ít nên quanh nhà chỗ nào trống là tôi đều tận dụng trồng cây này cây kia để bán kiếm thêm thu nhập, không bán được thì để ăn khỏi tốn tiền mua”, chị Phưm nói.
Dạo một vòng xung quanh nhà mới thấy chị nói đúng, hầu như chị tận dụng hết, không để đất trống. Với mô hình này, chị Phưm trồng đủ các loại rau muống, cải trời, cải xà lách, rau thơm… mỗi loại chị trồng vài luống đủ bán quanh năm. Mô hình này cho thu nhập bình quân khoảng 200.000 đồng/ngày.
Ngoài trồng rau, chị Phưm còn trồng nấm rơm. Kể về mô hình này, chị cho biết, năm 2010, thấy người bà con trồng nấm rơm cho hiệu quả kinh tế nên bàn với chồng mua rơm về chất, do chịu khó học hỏi kinh nghiệm, biết cách chăm sóc nên vụ rơm nào cũng đạt năng suất cao. Sau mỗi vụ, trừ chi phí gia đình còn lợi nhuận khoảng 10-15 triệu đồng.
Không chỉ dừng lại ở những mô hình chăn nuôi, trồng trọt, vào thời gian nông nhàn, chị Phưm còn cùng chồng đi Sóc Trăng mua củi về bán lại cho các lò than và những người có nhu cầu. Nhờ tích cóp được vốn liếng, hiện tại chị đã mướn thêm 2 công đất để trồng lúa và hoa màu. Dự định sắp tới của chị là xây chuồng nuôi heo.
Chị Trương Thị Mỹ Lệ, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 4, chia sẻ: “Phưm là một trong những hội viên phụ nữ dân tộc tiêu biểu về làm kinh tế giỏi. Mặc dù còn trẻ nhưng em rất biết lo toan, tính toán trong ngoài. Thấy Phưm “làm không hở tay” mọi người trong xóm này ai cũng thương. Không chỉ siêng năng, giỏi làm, các hoạt động hội phụ nữ Phưm cũng nhiệt tình tham gia”.
Được nghe về hành trình vượt khó, thoát nghèo của gia đình chị Phưm, chúng tôi cảm nhận được giọt mồ hôi mặn đắng còn vương đâu đó trên mảnh ruộng, thửa vườn, nơi vườn rau đang xanh mởn, nơi cánh đồng lúa đang trĩu vàng nặng hạt.
Từ một hộ khó khăn, nhưng bằng những cách làm hay, giờ đây gia đình chị Phưm đã có thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng/năm. So với nhiều người, đó chưa phải là cao, nhưng với một gia đình chỉ lập nghiệp từ diện tích đất nhỏ hẹp thì đây là một thành quả rất đáng khen ngợi.
Bài, ảnh: NHƯ NGUYỆT