【đội hình ac milan gặp fiorentina】Điện hạt nhân

Vì vậy,Điệnhạtnhâđội hình ac milan gặp fiorentina điện hạt nhân đã được quan tâm phát triển và trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của ngành công nghiệp điện lực ở nhiều quốc gia. Điện hạt nhân đã góp phần giải quyết nhu cầu năng lượng đối với phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo anh ninh năng lượng, thực hiện đa dạng hóa nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường.

Giải quyết thiếu hụt năng lượng

Điện hạt nhân đã có lịch sử phát triển 50 năm kể từ ngày nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới được đưa vào vận hành ở Liên Xô cũ năm 1954. Kể từ ngày đó đến nay ngành điện hạt nhân đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng cũng đã gặp phải những rủi ro nặng nề.

Theo phó giáo sư, tiến sỹ Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục an toàn và bức xạ hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, mặc dù điện hạt nhân hiện nay tập trung chủ yếu ở các nước công nghiệp tiên tiến, nhưng khi bắt đầu xây dựng và phát triển điện hạt nhân, đa số các nước này cũng ở trong điều kiện kinh tế phát triển chưa cao, có nước thu nhập GDP bình quân trên đầu người còn thấp hơn Việt Nam hiện nay.

Ở các nước này, chương trình phát triển điện hạt nhân chính là động lực quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lúc bắt đầu chương trình điện hạt nhân, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản là 292 USD /năm (1956), của Hàn Quốc là 60 USD /năm (1969) và của Trung Quốc thấp hơn 70 USD /năm (1970).

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng điện hạt nhân vẫn tiếp tục được duy trì ở khu vực Cận Đông và Nam Á. Khu vực điện hạt nhân tăng trưởng có xu hướng mở rộng.

Theo Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), trên thế giới hiện có 30 nước đang phát triển đã đề nghị IAEA giúp đỡ xây dựng và thực hiện chương trình phát triển điện hạt nhân.

Cũng theo IAEA, tính đến cuối năm 2012, trên thế giới có 437 lò phản ứng hạt nhân sản xuất điện hoạt động, nhiều hơn năm trước đó hai lò. Tổng sản lượng điện hạt nhân đã tăng 3,7 gigawatt lên con số 372,5 gigawatt, tăng nhẹ so với mức giảm sút 7 gigawatt của năm 2011.

Năm 2012 có 7 lò phản ứng hạt nhân mới đã được xây dựng và đi vào hoạt động; trong đó có 4 lò tại Trung Quốc; Hàn Quốc, Nga và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, mỗi nước có 1 lò. Trong khi đó, chỉ có 3 lò phản ứng phải đóng cửa vĩnh viễn, một lò tại Canada và hai lò tại Anh đã hoạt động hơn 40 năm. Trong số 67 lò đang trong quá trình xây dựng có tới 47 lò đặt tại châu Á.

Mới đây, ngày 22/10, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Ấn Độ, Kudankulam ở tỉnh bang miền Nam, Tamil Nadu đã chính thức khởi động tổ máy số 1, với công suất ban đầu là 160MW nhằm cung cấp điện cho khu vực miền Nam nước này đang gặp tình trạng thiếu điện trầm trọng.

Điện hạt nhân thế giới sau sự cố phóng xạ Fukushima

Ngày 11/3/2011, trận động đất với cường độ 9 độ Richter đã xảy ra ở bờ biển phía Đông đảo Honshu của Nhật Bản. Trận động đất với tâm chấn ở đáy biển cách thành phố Sendai, tỉnh Miyagi 130km đã gây ra nhiều đợt sóng thần tàn phá bờ biển phía Đông; trong đó cơn sóng thần cao nhất ghi nhận được là 38,9m tại Aneyoshi tỉnh Miyako. Sóng thần đã gây ngập lụt một diện tích trên 560km2 ở bờ biển phía Đông đảo Honshu và khiến trên 20.000 người thiệt mạng hoặc mất tích.

Sau khi động đất xảy ra, toàn bộ các tổ máy của nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã tự động ngừng hoạt động. Sự cố tại các tổ máy của nhà máy đã khiến một lượng lớn vật chất phóng xạ, gồm cả đồng vị Cs có thời gian sống lâu bị phát tán ra không khí. Đến giữa tháng 7/2011, lượng phóng xạ thoát ra từ nhà máy đã giảm xuống còn 1 GBq/giờ và suất liều ở biên giới nhà máy giảm xuống còn khoảng 1,7 mSv/năm…

Ngay sau sự cố Fukushima xảy ra, nhiều quốc gia đã tuyên bố về việc xem xét lại chương trình điện hạt nhân hoặc ý định phát triển điện hạt nhân của họ, tuy nhiên cho đến nay, đa số các quốc gia này vẫn tiếp tục khẳng định cam kết phát triển điện hạt nhân của họ, đồng thời nghiên cứu các bài học rút ra từ sự cố và nâng cao hơn nữa an toàn hạt nhân. Trong số các nước đang sử dụng điện hạt nhân có 28 nước tiếp tục chương trình điện hạt nhân theo kế hoạch đã đề ra và chỉ có 3 nước là Bỉ, Đức, Thụy Sỹ tuyên bố chấm dứt việc sử dụng điện hạt nhân.

Trong số các nước đã tuyên bố ý định phát triển điện hạt nhân, có nước quyết định trì hoãn chương trình này như Thái Lan, có nước chấm dứt hẳn như Venezuela, Italia và cũng có nhiều quốc gia tái khẳng định quyết tâm phát triển điện hạt nhân như Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam.

Tại khu vực Đông Nam Á, trước sự cố Fukushima có 4 quốc gia có kế hoạch phát triển điện hạt nhân. Trong đó, Việt Nam với 4 tổ máy và tổ máy đầu tiên sẽ vận hành vào năm 2020; Thái Lan 5 tổ máy, năm 2020 sẽ vận hành máy đầu tiên. Malaysia 2 tổ máy, Indonesia 4 tổ máy và đều dự kiến vào năm 2021 sẽ vận hành tổ máy đầu tiên.

Sau sự cố Fukushima, chỉ có Thái Lan quyết định tạm ngừng kế hoạch này trong 3 năm, còn lại 3 nước Việt Nam, Malaysia, Indonesia vẫn giữ nguyên quyết định của mình.

Nhận định về xu hướng phát triển điện hạt nhân sau sự cố Fukushima, Phó Tổng Giám đốc, Vụ trưởng Vụ Năng lượng hạt nhân Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Alexander Bychkov vẫn kiên định: 'Năng lượng điện hạt nhân sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các thập kỷ tiếp theo. Trong kỷ nguyên hậu Fukushima, phát triển điện hạt nhân có thể bị trì hoãn nhưng không thể đảo ngược...

PV

Thể thao
上一篇:Ngập cao tốc Phan Thiết
下一篇:Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg