【bd kq pháp】Sạt lở đe dọa, dời cả thôn đến nơi ở tạm
VHO - Sau khi kiểm tra trực tiếp hiện trường xuất hiện vết nứt lớn tại khu vực xã biên giới Đắc Pre (huyện Nam Giang); công tác ứng phó khắc phục sạt lở tại làng Tăk Chay (huyện Nam Trà My); gặp gỡ động viên các hộ dân phải di dời khẩn cấp…,ạtlởđedọadờicảthônđếnnơiởtạbd kq pháp lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã có những chỉ đạo “nóng”. Trong đó nhấn mạnh phải đặt tính mạng, an toàn của người dân lên hàng đầu, yêu cầu các lực lượng chức năng nhanh chóng lên phương án tái định cư cho bà con trước Tết.
Khẩn trương bố trí tái định cư
Ngày 21.9, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam và lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh cùng các đơn vị chức năng đã trực tiếp đến hiện trường xuất hiện vết nứt lớn kéo dài tại ngọn đồi phía sau Khu dân cư thôn 56B, xã biên giới Đắc Pre để khảo sát, đánh giá tình trạng sạt lở.
Qua kiểm tra thực tế, cơ quan chức năng ghi nhận vết nứt có chiều sâu từ 1,5-5m, chiều dài khoảng 125m, nhiều chỗ nứt rộng hoác tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao; nhiều đoạn có dấu hiệu sụt trượt, lún sâu theo lớp tầng, đường nứt mở rộng, ngấm nước nhiều ngày, nguy cơ đổ xuống phía nhà dân bất cứ lúc nào. Khu vực ngọn đồi này có địa chất yếu, kết cấu đất tương đối mềm.
Theo UBND huyện Nam Giang, ngày 19.9, sau khi nhận thông tin từ người dân phản ánh, ngay chiều tối cùng ngày, Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Ban CHQS huyện Nam Giang trực tiếp có mặt tại hiện trường, phối hợp cùng lực lượng khẩn trương di dời 11 hộ dân với 41 khẩu đang sống dưới chân đồi về nơi an toàn.
Trong đó, 4 hộ tập trung về các điểm trường mẫu giáo thôn; 7 hộ về ở xen ghép trong các hộ dân, người thân… UBND xã Đắc Pre đã phối hợp với Đồn Biên phòng Đắc Pring căng dây, đặt biển báo cấm người và phương tiện qua lại nơi có nguy cơ sạt lở; thường xuyên túc trực, tăng cường công tác vận động người dân không được về lại nơi ở cũ để tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
UBND huyện Nam Giang đã cử đoàn công tác khảo sát 2 địa điểm, lên phương án bố trí nơi ở mới cho người dân. Đồng thời đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam cho chủ trương thực hiện tái định cư khẩn cấp đối với 11 hộ dân tại thôn 56B theo Nghị quyết 23 của HĐND tỉnh. T
ổng kinh phí để bố trí tái định cư là hơn 6 tỉ đồng, mức kinh phí hỗ trợ dự kiến khoảng 115 triệu đồng/nhà. Khu tái định cư này được nhà nước đầu tư đầy đủ điện, đường, trường, trạm…
Từ tình hình thực tế, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng nhận định, những vết nứt trên đồi rất nguy hiểm, nguy cơ đổ xuống lúc nào không thể lường trước được.
“Giải pháp trước mắt là đưa người dân di dời đến nơi ở tạm an toàn. Bà con chịu khó một thời gian, sau khi có nơi ở mới thì sẽ về sinh sống ổn định, lâu bền”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh và cho biết, lãnh đạo địa phương đã đến chia sẻ, thăm hỏi, tặng quà động viên các gia đình, UBND xã Đắc Pre và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đắc Pring.
Đặt tính mạng, an toàn người dân lên hàng đầu
Cũng trong ngày 21.9, một đoàn công tác khác của tỉnh Quảng Nam do ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam dẫn đầu, đã đến kiểm tra tình hình sạt lở, chỉ đạo công tác ổn định dân cư cho 33 hộ dân làng Tăk Chay, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My - địa phương thường xuyên xảy ra sạt lở của địa phương.
Theo UBND xã Trà Cang, đợt mưa lớn kéo dài từ đêm 17 đến ngày 18.9 đã gây ra hiện tượng sạt lở, nứt đất tại làng Tăk Chay, chính quyền buộc phải sơ tán, di dời khẩn cấp 33 hộ với 171 nhân khẩu ở hai cụm dân cư của làng đến nơi ở tạm an toàn, trong đó 20 hộ được bố trí ở xen ghép tại điểm Trường Tăk Cui, còn lại 13 hộ đang tiếp tục di dời Trước mắt, xã Trà Cang tổ chức họp dân bàn phương án tái định cư, hỗ trợ khẩn cấp gạo, tiền mặt, dụng cụ sinh hoạt trong thời gian bà con dựng nhà tạm.
Kiểm tra hiện trường vụ sạt lở và công tác hỗ trợ di dời nhà cửa, tài sản, bố trí ở tạm cho người dân làng Tăk Chay, Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết đánh giá cao sự chủ động của địa phương trong ứng phó thiên tai; đồng thời yêu cầu địa phương những ngày tới tiếp tục túc trực, dự trữ lương thực, sắp xếp ổn định cuộc sống cho bà con.
Chậm nhất đến ngày 23.9, chính quyền phải hoàn thành di dời các hộ dân còn lại đến nơi an toàn. Đảm bảo thông tin liên lạc, huy động phương tiện để giao thông thông suốt phục vụ di dời, ứng phó thiên tai.
Về lâu dài, cần rà soát để di dời toàn bộ người dân ở các vùng có nguy cơ cao sạt lở, sắp xếp, bố trí cho bà con nơi ăn chốn ở ổn định, lâu dài, đảm bảo cuộc sống…
“An toàn tính mạng cho người dân và các lực lượng hỗ trợ phải được đặt lên hàng đầu trong mọi tình huống. Hiện nay, địa phương tập trung lo cho bà con, không để ai bị đói, bị rét, không để học sinh nghỉ học kéo dài.
Tinh thần “4 tại chỗ” phải được quán triệt xuyên suốt, thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, huyện cho người dân nắm được và vận động họ cùng thực hiện”, ông Lương Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh.