Vũ Thuyên BPO - Từ năm 2003,ểnrừnggắnvớidulịngoại hạng úc khi công trình thủy điện Cần Đơn xây dựng, đi vào hoạt động đã nhấn chìm hàng trăm hécta rừng tự nhiên dưới nước. Trải qua thời gian với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, Công ty cổ phần Thủy điện Cần Đơn cũng như cán bộ, nhân viên Hạt Kiểm lâm huyện Bù Đốp, vùng “đất chết” đã hồi sinh kỳ diệu, trên rừng, dưới là hồ nước mênh mông. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Tiềm năng, thế mạnh đã có, vấn đề còn lại là Bù Đốp cần làm gì để thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển bền vững ngành du lịch này. Bài 1: Khác với 20 năm trước khi Thủy điện Cần Đơn mới đi vào hoạt động, nay trên chiếc ca-nô du ngoạn quanh lòng hồ, chúng tôi cảm nhận được sự “thay da đổi thịt” nơi đây. Hàng trăm hécta rừng bán ngập, rừng tái sinh, rừng nguyên sinh sừng sững xanh tốt với nhiều loài thực vật phong phú, đa dạng bên cạnh hàng ngàn hécta mặt nước. Điều đó đã tạo nên hệ sinh thái vô cùng quan trọng, độc đáo, hấp dẫn: sơn thủy hữu tình - đẹp như tranh vẽ mà không nơi nào có được. Phục hồi vùng dự án Thủy điện Cần Đơn xây dựng trên dòng sông Bé đoạn qua huyện Bù Đốp do Tổng Công ty Sông Đà làm chủ đầu tư với 2 tổ máy, công suất thiết kế 77,6MW. Hằng năm hòa mạng lưới điện quốc gia hơn 300 triệu kWh, cung cấp nguồn điện cho tỉnh Bình Phước và Tây Ninh, với doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Song song với lợi ích kinh tế, nhiều diện tích rừng tự nhiên bị nước nhấn chìm, cuộc sống của hàng chục hộ dân vùng dự án ít nhiều bị ảnh hưởng. Trải qua quá trình hoạt động, chủ dự án đã thực hiện đền bù tái định cư, ổn định cuộc sống cho người dân bị ảnh hưởng cũng như thực hiện các giải pháp an toàn hồ đập, tuân thủ quy định liên hồ chứa, phục hồi và bảo vệ môi trường luôn là ưu tiên số một. Ngồi trên ca-nô, du khách có thể đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên tươi mát của lòng hồ thủy điện Cần Đơn Trưởng phòng Kỹ thuật, Công ty cổ phần Thủy điện Cần Đơn Vũ Văn Năm cho biết, trong quy hoạch thực hiện dự án, đơn vị đã tổ chức đền bù giải tỏa khu vực vùng ngập lòng hồ. Sau khi di dời, đơn vị đã tổ chức hoạt động phát tuyến, làm sạch lòng hồ, làm sao đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất. Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, đơn vị luôn thực hiện tốt. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác trồng rừng bán ngập, Công ty cổ phần Thủy điện Cần Đơn đã lập dự án và được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước phê duyệt với diện tích 200 ha trồng hơn 10 năm nay. Để cây sinh trưởng, phát triển tốt, Công ty cổ phần Thủy điện Cần Đơn phối hợp UBND huyện Bù Đốp, UBND huyện Bù Gia Mập thường xuyên kiểm tra hiện trạng cây đã trồng. Qua kiểm tra, đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, rừng cây sinh trưởng, phát triển khá tốt. Đây là giải pháp đảm bảo cảnh quan, môi trường cũng như chống sạt lở vùng ven lòng hồ và các khu vực xung quanh.
Hiệu ứng từ rừng bán ngập Để phục hồi diện tích rừng, những năm qua, công tác trồng rừng bán ngập, tái sinh rừng được UBND huyện Bù Đốp và cán bộ, nhân viên Hạt Kiểm lâm huyện cùng Công ty cổ phần Thủy điện Cần Đơn đặc biệt quan tâm. Năm 2021, đã công nhận thành rừng với diện tích rừng bán ngập 137,54 ha; trong đó, 129,10 diện tích cây gáo, 8,44 ha cây tràm. Hiện diện tích rừng này đã bàn giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đốp quản lý và đang được chăm sóc, bảo vệ nghiêm ngặt. Năm 2022, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước thực hiện dự án trồng rừng bán ngập cây gáo nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện Cần Đơn, với diện tích 89,12 ha, trên địa bàn các xã Phước Thiện, Thiện Hưng, huyện Bù Đốp và xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập. Dự kiến, diện tích này sẽ được công bố thành rừng vào năm 2027. Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm huyện Bù Đốp còn khoanh nuôi tái sinh và trồng mới trên đất trống khoảng 50 ha rừng. Điều này đã tạo điểm nhấn hấp dẫn, độc đáo - điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái mà hiếm nơi nào có được. Rừng bán ngập đã phát triển xanh tốt với hàng trăm hécta Theo đánh giá của UBND huyện Bù Đốp, việc trồng rừng bán ngập mang lại nhiều kết quả khả quan và tác dụng tích cực. Đó là trồng các loại cây chịu ngập úng ở vùng đất bán ngập ven lòng hồ không chỉ phát triển diện tích rừng mà còn có tác dụng về môi trường, kinh tế, sinh thái và cảnh quan du lịch. Loại cây được trồng chủ yếu là gáo vàng - cây có khả năng chịu ngập và phát triển tốt ở ven hồ. Cây gáo vàng không chỉ có khả năng chống xói lở cho bờ hồ, ngăn ngừa quá trình xói mòn, rửa trôi đất xuống lòng hồ mà còn giúp bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan phát triển du lịch sinh thái. Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Bù Đốp Nguyễn Sỹ Anh cho biết, để phát huy hiệu quả công tác trồng rừng bán ngập, thời gian tới cần nghiên cứu, lựa chọn các loại cây có khả năng chịu ngập tốt và phù hợp điều kiện địa phương. Vấn đề này cần đánh giá cẩn thận về yếu tố địa lý, độ ẩm, chất lượng đất và các yếu tố môi trường khác để đảm bảo sự phát triển tốt, ổn định của cây trồng. Để đảm bảo sự thành công của việc trồng rừng bán ngập, yếu tố đi kèm là các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường. Đó là kiểm soát ô nhiễm nước và đất, ngăn chặn sự xâm nhập của các loài cây xâm lấn, đồng thời duy trì cân bằng hệ sinh thái trong khu vực trồng. Cán bộ, nhân viên Công ty cổ phần Thủy điện Cần Đơn tiến hành xả lũ trong mùa mưa Cũng theo ông Nguyễn Sỹ Anh, việc trồng rừng bán ngập cần nguồn vốn lớn để mua cây giống, thực hiện các hoạt động trồng, chăm sóc, quản lý. Bởi vậy, cần có sự hỗ trợ vốn từ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và các nhà tài trợ khác để việc trồng, chăm sóc đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ và tạo động lực cho cộng đồng địa phương về tầm quan trọng của việc trồng rừng bán ngập. Qua đó, để cộng đồng cùng đồng lòng, chung tay, tham gia tích cực bảo vệ rừng. Cảnh quan phong phú Lòng hồ thủy điện Cần Đơn có diện tích mặt nước khoảng 19km2trên tuyến sông Bé và từ thượng nguồn sông Đắk Huýt (giáp ranh Vương quốc Campuchia) đổ vào hồ Cần Đơn dài 34km. Trong đó có 2 thác là Sáu Chình, Hang Sấu và 4 nhánh sông với diện tích lớn, xuyên vào rừng. Đây là điều kiện thuận lợi để du khách dã ngoại với các dịch vụ câu cá, nghỉ dưỡng. Theo chân cán bộ kiểm lâm trên chiếc ca-nô, chúng tôi vượt hàng chục kilômét khám phá ốc đảo Bù Đốp dọc sông Đắk Huýt và hồ Cần Đơn. Ở giữa là sông nước mênh mông, hai bên bờ là rừng bán ngập, rừng tái sinh, rừng tự nhiên đã tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình đã và đang được bảo vệ rất tốt. Ngoài lòng hồ thủy điện Cần Đơn, Bù Đốp có hệ thống suối lớn, nhỏ và diện tích mặt nước rất lớn với tổng 1.377 ha, chiều dài 54,2km. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân mưu sinh, phát triển kinh tế nông, ngư nghiệp và dịch vụ du lịch. Diện tích rừng tự nhiên của Bù Đốp hiện còn 6.547,91 ha, gồm rừng hỗn giao và rừng khộp. Đây là nơi thích hợp với nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm lưu trú, sinh sống như khỉ, cu li, bò rừng, hoẵng, công, kỳ đà vân… Thực vật rừng cũng đa dạng và phong phú, các loài thân gỗ phải kể đến như sao, dầu, da đá, gụ, trắc, sến, ươi… Đặc biệt, nơi đây có cây da ôm trọn thân cây kơnia, tuổi đời hàng trăm năm, thân cây phải chục người ôm mới xuể. Các loài song, mây, tre, nứa, lồ ô, mum… cũng phát triển rất mạnh. Nơi đây còn có cây dây leo, các loài cây thân gỗ nhỏ như mắc mật, nhục đậu khấu và nhiều loại cây dược liệu quý khác. |