Salbutamol là một trong những hoạt chất được ngành y tế sử dụng làm thuốc điều trị cho người. Tuy nhiên,ĐưaSalbutamolvodiệnthuốcphảikiểmsotđặcbiệnhận định everton gần đây, chất Salbutamol lại đang bị nhiều cơ sở lạm dụng sử dụng tràn lan trong chăn nuôi nhằm tạo nạc cho gia súc, gia cầm bất chấp quy định của Bộ NN-PTNT cấm sử dụng chất này trong chăn nuôi. Mới đây nhất, trong dự thảo Luật Dược (sửa đổi), Bộ Y tế đề xuất đưa chất Salbutamol vào diện “thuốc phải kiểm soát đặc biệt”. Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Văn Đông (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế. Phóng viên:Xin ông cho biết cụ thể chất Salbutamol được ngành y tế quản lý như thế nào? Ông ĐỖ VĂN ĐÔNG:Từ nhiều năm nay, Salbutamol là hoạt chất sử dụng làm thuốc điều trị cho người. Các thuốc thành phẩm chứa chất Salbutamol được sử dụng trong y tế, chủ yếu trong khoa hô hấp với các chỉ định thăm dò chức năng hô hấp, điều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức, điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính, viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang... Bộ Y tế quản lý việc nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol về để sản xuất thuốc thành phẩm trong nước và nhập khẩu thuốc thành phẩm chứa Salbutamol phục vụ nhu cầu điều trị bệnh. Việc nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol làm thuốc được ngành y tế thực hiện theo Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29-12-2010. Theo quy định của thông tư này, trừ các chất phải kiểm soát đặc biệt (các chất gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất và chất phóng xạ) thì các nguyên liệu làm thuốc khác được xem xét số lượng nhập khẩu trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp sản xuất thuốc, nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc, với mục tiêu đảm bảo tính linh hoạt và chủ động trong sản xuất thuốc phục vụ nhu cầu chữa bệnh. Ngành y tế sử dụng chất Salbutamol làm thuốc chữa bệnh cho người, nhưng ngành nông nghiệp lại muốn cấm sử dụng Salbutamol trong chăn nuôi? Đối với lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, ngày 4-9-2014, Bộ NN-PTNT ban hành Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT về danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam, trong đó có Salbutamol. Vậy trước việc thất thoát và lạm dụng chất Salbutamol trong chăn nuôi, ngành y tế có phản ứng và trách nhiệm như thế nào, thưa ông? Bộ Y tế đã tích cực thực hiện các biện pháp để ngăn chặn việc lạm dụng, sử dụng sai mục đích nguyên liệu làm thuốc đặc biệt là Salbutamol. Trong đó, chúng tôi đã tăng cường kiểm tra và hậu kiểm các cơ sở nhập khẩu Salbutamol nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các doanh nghiệp vi phạm. Đồng thời, từ cuối năm ngoái, Cục Quản lý dược đã có công văn thông báo đến các cơ sở nhập khẩu, các sở y tế, Tổng cục Hải quan về việc tạm ngừng nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol. Hơn nữa, giữa Cục Quản lý dược và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49), Bộ Công an thường xuyên có công văn trao đổi công việc và trực tiếp phối hợp tiến hành kiểm tra tại tất cả các đơn vị có nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng nguyên liệu Salbutamol để làm thuốc. Xin ông cho biết cụ thể về xử lý những đơn vị vi phạm trong việc sử dụng chất Salbutamol? Chúng tôi đã cùng với C49 đã triển khai công tác hậu kiểm các cơ sở nhập khẩu Salbutamol. Trong số 10 cơ sở bị kiểm tra, đã phát hiện 4 cơ sở vi phạm bán nguyên liệu Salbutamol cho các cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định. Sau khi phát hiện, Bộ Y tế đã xử lý quyết liệt các đơn vị vi phạm theo thẩm quyền, với chế tài cao nhất theo quy định của pháp luật. Đáng chú ý, chúng tôi cũng chuyển hồ sơ 3 trường hợp vi phạm để C49 tiếp tục làm rõ, gồm có: Công ty TNHH Hóa dược quốc tế Phương Đông, Công ty cổ phần Dược Minh Hải, Công ty TNHH Hóa dược Minh Anh. Thực tế đã có việc thất thoát các nguyên liệu làm thuốc như Salbutamol và các chất tương tự. Tới đây, Bộ Y tế sẽ tăng cường quản lý như thế nào, thưa ông? Bộ Y tế đã đề xuất bổ sung vào Luật Dược (sửa đổi) nội dung đưa các nguyên liệu, các thuốc bị cấm sử dụng trong các lĩnh vực khác trong đó có chất Salbutamol vào diện “thuốc phải kiểm soát đặc biệt”. Theo đó, các thuốc thuộc danh mục cần kiểm soát đặc biệt được quản lý chặt chẽ bởi các quy định, như: các cơ sở kinh doanh thuốc thuộc danh mục cần kiểm soát đặc biệt phải đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định chung đối với thuốc đồng thời phải đáp ứng các điều kiện về đảm bảo an ninh, đảm bảo kiểm soát không để xảy ra thất thoát hay sử dụng trái mục đích phòng bệnh, chữa bệnh. Đảm bảo các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật, các quy trình liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt, chế độ lưu giữ hồ sơ, chứng từ, chế độ báo cáo... Cơ quan quản lý sẽ kiểm soát đường đi của thuốc trong hệ thống phân phối, sử dụng thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Bên cạnh đó, các chế tài xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm liên quan đến thuốc phải kiểm soát đặc biệt cũng nặng hơn rất nhiều so với thuốc thông thường. Như vậy, với việc đưa Salbutamol vào danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt, Bộ Y tế sẽ kiểm soát rất chặt chẽ từ khâu nhập khẩu, phân phối và sử dụng. Xin cảm ơn ông! Theo MINH KHANG/SGGP |