【nhan dinh valencia】Xuất khẩu ghi nhận đà tăng trong 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu giảm hơn 3 tỷ USD trong nửa đầu tháng 4 Xuất khẩu của doanh nghiệp FDI tăng hơn 3 tỷ USD trong nửa cuối tháng 5 Giá nhập khẩu giảm,ấtkhẩughinhậnđàtăngtrongthángliêntiếnhan dinh valencia giá gas trong nước giảm tháng thứ hai liên tiếp Lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu những tháng cuối năm |
Đà giảm xuất khẩu đang dần được thu hẹp
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tháng 7/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 57,21 tỷ USD, tăng 2,5% so với tháng trước và giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 374,23 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 194,73 tỷ USD, giảm 10,6%; kim ngạch nhập khẩu đạt 179,5 tỷ USD, giảm 17,1%. Cán cân thương mại, Việt Nam xuất siêu 2,15 tỷ USD hàng hóa trong tháng 7 và 15,23 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2023.
Về thị trường, 7 tháng đầu năm 2023, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 52,4 tỷ USD. Cụ thể, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ ước đạt 44,3 tỷ USD, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 16,4 tỷ USD, giảm 11,9%; xuất siêu sang Nhật Bản 0,9 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 0,4 tỷ USD); nhập siêu từ Trung Quốc 27 tỷ USD, giảm 35,2%; nhập siêu từ Hàn Quốc 15,5 tỷ USD, giảm 35,1%; nhập siêu từ ASEAN 5 tỷ USD, giảm 35,3%.
Hàng hóa xuất khẩu tháng 7/2023 ước đạt 29,68 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7 giảm 3,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 4,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 3,2%.
Đáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm 2023, có đến 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,6%.
Cụ thể, máy vi tính, điện tử và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với 5,2 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2022. Tiếp đến là điện thoại và linh kiện với 3,6 tỷ USD, giảm 18%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và hàng dệt may cùng đạt 3,2 tỷ USD, lần lượt giảm 21% và 13%.
Mặt hàng giày dép cũng đạt 1,85 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước giảm 18%. Trong khi đó, phương tiện vận tải phụ tùng lại tăng tới 42%, đạt 1,4 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,15 tỷ USD, giảm 12%. Ngành hàng thủy sản xuất khẩu trong tháng cũng ghi nhận giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, đạt 800 triệu USD. Mặt hàng chè và hạt tiêu giảm lần lượt 16% và 25%. Ngược lại mặt hàng rau quả, hạt điều, cà phê, gạo và sắn đều tăng trưởng 2 con số trở lên, trong đó hàng rau quả tăng tới 122%.
Trong 34 mặt hàng xuất khẩu, có 19 mặt hàng ghi nhận tăng trưởng dương về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Hàng rau quả có mức tăng cao nhất, tiếp đến là phương tiện vận tải phụ tùng, cà phê… Ngược lại, có 15 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng âm về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản phẩm hóa chất và xăng dầu giảm cao nhất với cùng -48%, tiếp đến là hạt tiêu, máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác, giày dép, điện thoại và linh kiện…
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 52,4 tỷ USD. Ảnh: N.T |
Dấu hiệu đáng mừng từ nhập khẩu
Cùng với mức tăng của xuất khẩu, ở chiều ngược lại kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7 ước đạt 27,53 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng trước và giảm 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,73 tỷ USD, tăng 14,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 16,8 tỷ USD, giảm 1%. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 58,6 tỷ USD.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu trong 7 tháng qua, Tổng cục Thống kê cho biết, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 168,3 tỷ USD, chiếm 93,8%. Trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 43,9%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 49,9%. Còn nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước chỉ đạt 11,2 tỷ USD, chiếm 6,2%.
Những con số tăng trưởng trong nhập khẩu hàng hoá là dấu hiệu đáng mừng, nhất là khi nhập khẩu hàng hoá vẫn tập trung vào các mặt hàng nhóm tư liệu sản xuất. Dấu hiệu này cho thấy xuất khẩu hàng hoá có thể có sự tăng trưởng cao trong thời gian tới.
Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa tháng 7 ước tính xuất siêu 2,15 tỷ USD. Tính chung 7 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 15,23 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,34 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 12,58 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 27,81 tỷ USD.
(责任编辑:Thể thao)
- Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- Cẩn trọng kẻo 'chết oan' với các thiết bị điện tử khi trời nồm ẩm
- Nhiễm trùng máu: Căn bệnh có thể gây tử vong chỉ sau vài giờ
- Ngồi quá lâu có thể khiến bạn mắc ung thư
- Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- Việt Nam nằm ‘top’ các quốc gia ô nhiễm không khí nặng gây ra nhiều bệnh ‘chết người’
- Không khí ô nhiễm có thể làm hại não trẻ sơ sinh, tử vong
- Điểm mặt những thực phẩm dễ gây ngộ độc ngày Tết
- Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- Cây độc: Là trái cây sang chảnh, nhưng hạt anh đào đen có thể gây chết người
- Bạn có hay đau đầu kiểu này coi chừng tử vong rất nhanh nếu chần chừ gặp bác sĩ
- Phát hiện hàng trăm kg nội tạng động vật bốc mùi hôi thối ở Nghệ An
- Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- 'Nghiện' ăn lòng lợn, nam thanh niên nhập viện vì ói ra máu
- Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- Hoa Kỳ: Thu giữ hàng ngàn chai nước giả mạo thương hiệu S’Well
- Sau tiệc đám cưới, 24 người nhập viện vì bị ngộ độc thực phẩm
- FDA cảnh báo chữa bệnh bằng phương pháp vi lượng đồng căn có thế gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ
- BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- Hàng giả sẽ ‘mất cửa’ tung hoành nhờ hệ thống đánh dấu đặc biệt này