发布时间:2025-01-25 11:38:07 来源:Empire777 作者:La liga
Ngày càng nhiều khách hàng đến với “barber shop”
“Cây kéo” Phạm Hữu Lộc,ịchlãmcùti so bóng đá chủ tiệm B Barber shop, miệt mài dùng tông – đơ và kéo để cạo, tỉa tóc cho người khách quen. Các lớp tông - đơ dày mỏng như một bức tranh tạo khối đậm nhạt trên mái đầu của vị khách hàng trẻ tuổi. Trong chất nhạc jazz dịu nhẹ và ánh đèn phả vàng cùng mùi gôm wax tràn ngập khứu giác, khách hàng như được lạc vào không gian của một tiệm cắt tóc phương Tây thế kỷ trước.
Theo anh Phạm Hữu Lộc, barber bắt nguồn là tên một người thợ cắt tóc nam ở phương Tây, sau đó được “định danh” chỉ phân khúc cắt tóc dành riêng cho nam giới. Ở phương Tây, loại hình barber shop đã có từ lâu, còn ở Việt Nam thì mới bắt đầu rộ lên trong những năm gần đây.
Tông - đơ, kéo, lược là những dụng cụ chủ yếu
Các tiệm barber shop chuyên chăm sóc tóc, râu và đôi khi cả da mặt cho các quý ông. Dụng cụ chủ yếu của người thợ là tông đơ, kéo, lược, dao cạo, khá giản lược so với những tiệm hair salon (tiệm làm tóc cho cả nam và nữ). Theo đó, khách hàng tìm đến đây thường nghiêng về kiểu tóc cổ điển, truyền thống, là những kiểu chân phương, đơn giản, mang đậm phong cách sắc nét, vuông vắn, nam tính, lịch lãm. Tuy vậy, các kiểu tóc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chăm sóc kỹ lưỡng. Tùy vóc dáng, gương mặt của từng khách hàng mà người thợ sẽ tư vấn và góp ý sao cho họ chọn được kiểu phù hợp nhất.
Anh Bùi Xuân Hoàng, chủ tiệm Gentleman barber shop, là người đã có 11 năm kinh nghiệm trong nghề cắt tóc barber, nhận xét, sau khi đã đi làm ở nhiều tỉnh thành, anh nhận thấy tâm lý khách hàng ở Huế khá tỉ mỉ, họ chú trọng từng chi tiết và rất để ý đến kiểu cách. Với chăm sóc râu, khách Việt đa số chỉ đến để cạo râu, ngược lại, khách Tây tìm đến để tạo kiểu, chăm sóc râu, ria mép, nguyên do là sự khác biệt về xu hướng thẩm mỹ và đặc trưng văn hóa.
Không chỉ là “thuần hoá” mái tóc, khoe ưu điểm và che đi khuyết điểm, nam giới còn muốn thể hiện tính cách, triết lý sống của mình chỉ qua kiểu tóc. Anh Nguyễn Hữu Thắng (trú tại phường An Cựu, TP. Huế), cho biết: “Tần suất cắt tóc của nam giới khá lớn, trung bình khoảng từ 1 – 2 lần/tháng. Điều khiến tôi thích thú khi tới các tiệm barber shop là cảm nhận được không gian riêng dành cho đàn ông, được cắt những kiểu tóc cổ điển, thể hiện sự quý phái, lịch lãm”.
Cắt tóc barber thường khá tỉ mỉ và mất nhiều thời gian, ước chừng khoảng 45 – 60 phút. Giá cả tại các tiệm baber shop dao động từ 60 – 150 nghìn đồng, tùy vào loại hình dịch vụ như chăm sóc tóc, râu hay da mặt. Theo các “cây kéo” barber, người thợ không chỉ cần thời gian, mà còn đòi hỏi cả sự kiên trì, nhẫn nại cùng khát khao học hỏi. Người thợ cần có chuyên môn cao để tư vấn kỹ lưỡng kiểu tóc hợp với khuôn mặt và cả cấu trúc hộp sọ của khách hàng. Mỗi sợi tóc cần được cắt tỉa chăm chút và từng đường cạo phải sắc nét nhưng đảm bảo an toàn. Nếu để xảy ra một sơ suất, dù nhỏ như “phết” tông – đơ sai sẽ để lại những lằn ngấn “kém duyên”. Và điều đó sẽ làm cho khách không hài lòng và mất khách là điều có thể thấy.
Phong cách trang trí tại những tiệm barber shop hướng đến sự sang trọng theo kiểu cổ điển, hoàng gia châu Âu, với ghế cắt tóc gỗ bóng bẩy có vải bọc sang trọng, những bức tranh đậm tính nghệ thuật, gương chạm khắc hoa văn cầu kỳ. Không chỉ bắt mắt với nội thất và kỹ thuật cắt tóc tạo kiểu, barber shop còn thu hút nam giới bởi đây như là nơi chỉ dành riêng cho họ. Tại đây, các chàng trai tha hồ tán gẫu mà không phải e dè, bởi sẽ chẳng có một “bóng hồng” nào lui tới.
Khi đến tiệm barber, khách hàng có thể tùy ý lựa chọn thợ cạo hoặc đặt lịch hẹn ngày và giờ theo nhu cầu của mình. Tại một số tiệm, khách sẽ đặt lịch trước bằng cách gọi điện hoặc inbox (nhắn tin riêng) qua trang facebook. Đúng hẹn, khách sẽ được phụ vụ, không phải mất công chờ đợi. Một số tiệm khác thì khách bốc số thứ tự và chờ đến lượt mình. Tuy vậy, với số lượng thợ đông, ở các tiệm barber, khách thường không phải chờ lâu. Và đó chính là điểm cộng để cánh mày râu ghé lại những lần sau.
Bài, ảnh: PHƯỚC LY
相关文章
随便看看