【tỷ sô bóng đá】Buôn lậu dược liệu đang có dấu hiệu tăng
Chưa hết lo!
Phát biểu tại buổi làm việc ông Nguyễn Văn Nhiên cho biết,ônlậudượcliệuđangcódấuhiệutătỷ sô bóng đá hiện tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là nhóm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền vẫn đang diễn ra rất phức tạp.
Cũng theo Phó chánh thanh tra hiện tỷ lệ phát hiện, xử lý vi phạm còn thấp, vi phạm diễn ra ngày một đa dạng với phương thức thủ đoạn tinh vi, phạm vi rộng từ thành thị đến nông thôn, miền núi. Các đối tượng vi phạm đã lợi dụng những bất cập về cơ chế chính sách, những sơ hở trong công tác quản lý và những hạn chế của người tiêu dùng để sản xuất, phân phối, hình thành các đường dây, băng nhóm sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nói trên.
Do vậy thực hiện Chỉ thị 17/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo ông Nhiên Bộ Y tế đang tiến hành thanh, kiểm tra công tác quản lý Nhà nước đối với sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan phòng chống hiệu quả buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng thuộc phạm vi quản lý.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Phan Lạc Hoài Thanh, Phó giám đốc Sở Y tế Lạng Sơn cho biết, trong năm 2018, với sự nỗ lực của toàn ngành, công tác đấu tranh chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái thuộc lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm, TPCN trên địa bàn thu được nhiều kết quả khả quan.
Theo đó, ngày 17/12/2018, UBND tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, Bộ Công an bắt giữ 100 tấn hàng buôn lậu gồm phụ tùng, phụ kiện ôtô, đồ gia dụng... trong đó có 43,7 tấn dược liệu nhập lậu.
Về tình trạng buôn lậu dược liệu, ông Hoàng Văn Tiến, Chánh thanh tra Sở Y tế Lạng Sơn cho biết, thời gian qua trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tình trạng buôn lậu dược liệu tăng lên.
Sở dĩ có tình trạng này theo ông Hoàng Văn Tiến là theo quy định của Bộ Y tế tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược, DN muốn NK dược liệu phải tiến hành tại các cửa khẩu quốc tế, trong đó có cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc- tỉnh Lạng Sơn). Tuy nhiên, để NK được dược liệu qua cửa khẩu quốc tế, DN phải đáp ứng một số điều kiện cần thiết. Nhiều DN cảm thấy khó khăn hơn vậy nên đã không tiến hành NK chính ngạch mà tìm cách "lách" bằng cách nhập lậu.
"Nếu DN Việt Nam phải NK dược liệu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị sẽ làm tăng chi phí vận chuyển của DN Trung Quốc từ cửa khẩu Ái Điểm sang cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, do đó không chỉ làm giảm tỷ lệ NK dược liệu chính ngạch mà còn tăng nguy cơ buôn lậu mặt hàng này, vừa gây khó khăn cho lực lượng kiểm soát, vừa không đảm bảo yêu cầu về kiểm tra chất lượng sản phẩm…", Chánh thanh tra Sở Y tế nêu.
Do vậy, Sở Y tế đã tham mưu đề xuất với UBND tỉnh có văn bản gửi Chính phủ xin thí điểm NK dược liệu qua cặp cửa khẩu song phương Chi Ma- Ái Điểm để DN không phải nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP.
Về việc thanh, kiểm tra, giám sát chất lượng dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN... trên địa bàn, theo ông Tiến, thời gian qua Sở đã tiến hành lấy 613 mẫu thuốc, mỹ phẩm, TPCN, trong đó có 612 mẫu đạt chất lượng, chiếm 99,83%; tổng số mẫu gửi đạt chất lượng là 250/254 mẫu, chiếm 98,4% mẫu đạt chất lượng; 1,6% mẫu không đạt chất lượng.
Phó chánh thanh tra Nguyễn Văn Nhiên (áo đen giữa) đang chỉ đạo kiểm tra thực phẩm Tết. |
Cũng theo Chánh thanh tra Sở Y tế Lạng Sơn, từ năm 2018 đến nay, Sở Y tế đã tiến hành 3 cuộc kiểm tra liên ngành định kỳ và 2 cuộc kiểm tra đột xuất với các cơ sở kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, TPCN, dược liệu xử lý 23 cơ sở với tổng số tiền phạt đã nộp vào Kho bạc Nhà nước 76,550.000 đồng.
Nhiều khó khăn quản lý
Nêu thực tế đang tồn tại của các cơ sở kinh doanh thuốc, dược liệu, TPCN, Phó giám đốc Sở Y tế Lạng Sơn cho biết, một số chủ cơ sở chưa nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật đầy đủ văn bản quy định về lĩnh vực hành nghề; chưa thường xuyên kiểm tra, kiểm soát đối với việc hoạt động của cơ sở nên còn vi phạm và bị xử lý vi phạm hành chính về các lỗi do chủ quan gây ra như kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, mỹ phẩm hết hạn sử dụng, để dược liệu bị hỏng, mốc; để lẫn sản phẩm không phải là thuốc cùng với thuốc, cơ sở dược bán lẻ thuốc không đáp ứng yêu cầu về bảo quản ghi trên nhãn thuốc.
Còn đối với cơ sở kinh doanh dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, TPCN, thực tế thì dược liệu, vị thuốc chủ yếu do các cơ sở đều tự thu hái, chế biến hoặc mua của người dân đi thu hái nhỏ lẻ, nên chủ cơ sở không làm thủ tục, hợp đồng mua bán.
Với khó khăn nội tại từ cơ quan quản lý, Phó giám đốc Sở Y tế Lạng Sơn cho biết, phạm vi quản lý của ngành Y tế rất rộng, trong khi các cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm ngày càng nhiều với hình thức đa dạng, tinh vi, phức tạp, nhất là kinh doanh trên mạng internet làm cho công tác quản lý thanh, kiểm tra còn gặp rất nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, đa số cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, do vậy không có hoá đơn chứng từ và tem nhãn đầy đủ, việc kiểm tra chất lượng đầu vào chưa đảm bảo, việc tuân thủ bảo quản và kiểm soát theo quy định chưa tốt, còn có sản phẩm hết hạn sử dụng. Hầu hết sản phẩm đều không có phiếu kiểm tra chất lượng, các dược liệu, vị thuốc tại các phòng chẩn trị y học cổ truyền chưa có nguồn gốc đầu vào.
Ngoài ra, ông Phan Lạc Hoài Thanh cũng cho biết, hiện một số cơ sở kinh doanh mỹ phẩm, TPCN không đứng tên, treo biển, hoạt động lén lút vào buổi tối, ngày nghỉ và hoạt động dưới hình thức bán hàng đa cấp (với hình thức câu lạc bộ vui khoẻ, dưỡng sinh) bằng hình thức tuyên truyền miệng của người tham gia phân phối, kinh doanh đa cấp và bán hàng tại nhà nên rất khó khăn trong công tác thanh, kiểm tra.
Chưa kể, một số tổ chức, cá nhân sau khi được cấp giấy xác nhân tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu TPCN (Cục An toàn thực phẩm cấp) đã xuống các thôn, bản giới thiệu sản phẩm và luôn thay đổi địa điểm, lợi dụng lòng tin của người tham gia, đưa giá thành sản phẩm lên cao gấp nhiều lần giá trị thực tế và thực hiện bán TPCN ngay tại buổi hội thảo hoặc quảng cáo TPCN và bán hàng qua các trang mạng xã hội.
Về công tác kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, TPCN không đạt chất lượng mới phát hiện chủ yếu là các sản phẩm của các công ty sản xuất trong nước và chủ yếu là các thuốc, TPCN đơn thành phần. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm còn gặp khó khăn do thiếu kinh phí.