【kq. bong da】Khi Liên hợp quốc trở thành vũ đài “đấu khẩu"

[La liga] 时间:2025-01-11 00:30:59 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:39次

khi lien hop quoc tro thanh vu dai dau khauquot

Kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73.

Trong bối cảnh Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử,ênhợpquốctrởthànhvũđàiđấukhẩkq. bong da mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) được Iran ký kết với nhóm P5+1 (gồm Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức) hồi năm 2005 và dự định siết chặt các biện pháp trừng phạt Tehran vào tháng 11 tới, Iran đã trở thành vấn đề "nóng" tại kỳ họp lần này của LHQ, đỉnh điểm là những màn tranh cãi giữa giới chức Mỹ và Iran. Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã cáo buộc Mỹ cố gắng tìm cách lật đổ chính phủ của ông, đồng thời từ chối đàm phán song phương sau khi Tổng thống Donald Trump lên án các nhà lãnh đạo Iran và cho rằng các biện pháp trừng phạt gia tăng của Mỹ sẽ khiến Tehran phải đàm phán về chương trình hạt nhân. Tổng thống Iran đã đặt câu hỏi: "Trên cơ sở nào và tiêu chuẩn nào để chúng ta có thể tham gia một thỏa thuận với một chính quyền hành xử sai trái như vậy?" và "Thật mỉa mai là Chính phủ Mỹ thậm chí không che giấu kế hoạch lật đổ một chính phủ của quốc gia khác trong khi kêu gọi chính phủ đó đàm phán". Đáp lại, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã hòa giọng với Tổng thống Trump, coi JCPOA là "thất bại ngoại giao tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ". Do đó, Washington sẽ tìm thêm nhiều biện pháp trừng phạt khác để áp đặt và cũng như gây sức ép tối đa nhằm tác động chính trị và kinh tế đáng kể đối với nội bộ Iran, thậm chí sẽ tìm cách thiết lập một liên minh chiến lược trong khu vực giữa các quốc gia vùng Vịnh cùng Jordan và Ai Cập nhằm chống lại Iran.

Bên cạnh đó, sự kiện ngoại giao lớn nhất thế giới này cũng đã chứng kiến các đồng minh quay lưng lại với nhau. Nước Mỹ dường như vốn đã lạc lõng với thế giới sau khi rút khỏi JCPOA, hay đẩy căng thẳng thương mại lên cao sau khi áp mức thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước ngay cả với những đồng minh thân cận, dường như bị cô lập hơn sau khi Liên minh châu Âu (EU) thể hiện tinh thần đoàn kết cùng Nga và Trung Quốc để chống lại Mỹ. EU, Nga và Trung Quốc cùng ra một tuyên bố nhấn mạnh “rất lấy làm tiếc” về việc Mỹ rút khỏi JCPOA, cho rằng các đòn trừng phạt của Trump đi ngược lại “xu hướng ngoại giao đa phương được Hội đồng Bảo an LHQ cùng đồng thuận”. Ngay Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng chỉ trích người đồng cấp Donald Trump kích động “chủ nghĩa dân tộc” và “chủ nghĩa bảo hộ”. Thậm chí, nhiều lãnh đạo còn bật cười trước bài phát biểu mà Tổng thống Trump tuyên bố rằng trong 2 năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu hơn mọi Tổng thống Mỹ trong lịch sử.

Tình hình Syria cũng không có gì khả quan hơn. Trong bối cảnh tiến trình hòa bình của LHQ tiếp tục kéo dài mà không có dấu hiệu thành công, lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang từng bước chiếm được thực địa, chọc thủng tuyến phòng thủ của đối phương tại thành trì cuối cùng Idlib, chẳng mấy quan tâm đến đàm phán để chấm dứt đổ máu. Thậm chí nhiều tiếng nói còn chỉ trích đặc phái viên của LHQ về vấn đề Syria Staffan de Mistura bởi không ai dám chắc nỗ lực hòa bình LHQ sẽ đi về đâu khi thời hạn chót liên tục bị bỏ lỡ, trong khi Pháp cảnh báo về bóng dáng của một "cuộc chiến triền miên" tại Trung Đông. Ngay kể cả "điểm sáng" duy nhất trong nhiều tháng qua tại Syria là việc thành lập một ủy ban sửa đổi Hiến pháp Syria cũng bị bác bỏ.

Nếu Triều Tiên là tâm điểm chỉ trích tại kỳ họp ĐHĐ LHQ hồi năm ngoái, thì trong năm nay, vấn đề đã dịu đi rất nhiều. Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh hai bên đã đạt được nhiều tiến triển và đã nhận được một "bức thư đặc biệt" từ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đồng thời bày tỏ lạc quan về triển vọng nhanh chóng tiến hành hội nghị thượng đỉnh song phương lần 2 giữa hai nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định các đòn trừng phạt vẫn được giữ nguyên chừng nào Bình Nhưỡng chưa hoàn tất tiến trình phi hạt nhân hóa.

Có thể nói chưa kỳ họp nào của ĐHĐ LHQ lại diễn ra trong bầu không khí nghi kỵ như hiện nay và đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi được thành lập cách đây 73 năm, định chế quốc tế lớn nhất thế giới phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc và dân túy cho đến bế tắc trong việc xử lý các xung đột ở Syria hay thỏa thuận hạt nhân Iran. Chính vì lẽ này, mà ngay trong bài phát biểu khai mạc ĐHĐ LHQ khóa 73, tân Chủ tịch Maria Ferrmanda Espinosa đã phải đưa ra cam kết trấn an dư luận rằng tổ chức toàn cầu này sẽ xích lại gần hơn với người dân, đảm bảo những xã hội hòa bình hơn, công bằng hơn và bền vững hơn.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接