游客发表

【red88.vip】Tái cơ cấu nông nghiệp tạo những bước bứt phá

发帖时间:2025-01-10 22:11:05

Bộ NN&PTNT

Quang cảnh cuộc tọa đàm. Ảnh: NNK

Các đại biểu đã khẳng định như vậy tại cuộc Tọa đàm trực tuyến: Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp: Thúc đẩy liên kết,áicơcấunôngnghiệptạonhữngbướcbứtpháred88.vip sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức chiều ngày 6/12/2019.

Thủy sản, rau quả… tái cơ cấu mạnh mẽ và đạt thành tựu lớn

Tái cơ cấu nông nghiệp trong những năm qua đã tạo ra những bước bứt phá, khắc phục những tồn tại và tạo ra sự phát triển tích cực. Nhờ sức sản xuất lớn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng mạnh, năm 2019, ước kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này đạt 41 – 42 tỷ USD.

Theo ông Trần Công Thắng - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, lâm nghiệp, thủy sản, rau quả… là những ngành đã triển khai tái cơ cấu mạnh mẽ và đạt thành tựu lớn. Thành công này là nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cùng với các cơ chế chính sách hoàn thiện hơn, tạo thời cơ, tạo sức bật cho các thành phần kinh tế tham gia; trong đó, có sự đầu tư của tư nhân.

Ngoài ra, còn có yếu tố “kéo” là thị trường; Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do, không chỉ giúp phát triển sản xuất mà còn có sự điều chỉnh trong sản xuất để phù hợp với thị trường.

Trong quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, lĩnh vực thủy sản được coi là một điểm sáng. Theo ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản: "Với con tôm, trước đây sản xuất nhỏ lẻ chiếm chủ đạo, nhưng sau khi thực hiện tái cơ cấu, các hợp tác, tổ hợp tác, sản xuất có liên kết tăng mạnh, đặc biệt các vùng nuôi tôm lớn tại Bạc Liêu, Sóc Trăng… Sau dịch tôm chết sớm năm 2013 - 2014, nuôi tôm công nghệ cao phát triển khá nhanh. Nay các nhà máy hoàn toàn chủ động được vùng nguyên liệu, sản lượng cho chế biến, xuất khẩu.

Đối với cá tra, trước đây xuất khẩu chủ yếu là phi lê đông lạnh nhưng nay đã có trên 80 sản phẩm, nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, nâng cao chuỗi giá trị thủy sản. Các phụ phẩm của thủy sản nay cũng đã trở thành đầu vào cho sản xuất ra các sản phẩm có giá trị cao. Nhờ chế biến, đa dạng sản phẩm, thay vì chỉ thu hoạch khi cá tra đạt trọng lượng từ 800 - 900gram, nhưng nay cá tra có thể nuôi lên 3kg để tăng hiệu quả sản xuất cho bà con. Những sản phẩm chế biến sâu đã góp phần mở rộng thị trường, thị phần xuất khẩu.

Cũng theo ông Trần Công Thắng, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các địa phương, trong đó có giảm diện tích đất trồng lúa, chuyển sang trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long - điều này đáp ứng được yêu cầu cơ cấu lại của ngành Nông nghiệp. Đặc biệt, xu thế cũng như nhu cầu của thị trường thế giới thì các lĩnh vực về thủy sản, trái cây cũng đang tăng nhanh, nhiều thị trường tiềm năng cũng như cơ hội để xuất khẩu, nâng cao giá trị…

"Do đó, việc chuyển đổi trục sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long càng cho thấy hướng đi đúng đắn của ngành Nông nghiệp. Thậm chí, nhiều tỉnh muốn có sự chính thức hóa trong chuyển đổi trục sản xuất để nông dân yên tâm sản xuất" - ông Thắng nhấn mạnh.

thủy sản
Cá tra đã có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, nâng cao chuỗi giá trị thủy sản. Ảnh: NNK

Chú trọng liên kết và phát triển thị trường

Bên cạnh những kết quả tích cực, các đại biểu cũng cho rằng, quá trình cơ cấu lại ngành còn nhiều tồn tại hạn chế như tăng trưởng chưa vững chắc; thị trường một số nông sản còn gặp nhiều khó khăn… Vì vậy, để tái cơ cấu nông nghiệp đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp cần chú trọng vấn đề liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và đẩy mạnh phát triển thị trường.

Ông Trần Công Thắng cho hay, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn trong xây dựng vùng trồng, vùng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là yêu cầu chế biến sâu.

"Vì vậy cần đặt ra vấn đề liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Theo tôi có mấy điểm để thúc đẩy liên kết: Xây dựng vùng nguyên liệu thì phải có vùng chuyên canh, phải đưa doanh nghiệp vào kể cả trong sản xuất, tiêu thụ, phải có hệ thống logistics trong thương mại, tiêu thụ. Làm tốt cái này mới có thể thúc đẩy tiêu thụ tốt hơn và chính sách mới thực sự đi vào cuộc sống, hạn chế tình trạng ngân hàng có tiền mà nông dân không vay được. Để giảm rủi ro trong chuỗi, cần có doanh nghiệp đầu tàu, hạn chế tiền mặt, có ngân hàng tham gia để kiểm soát rủi ro. Hiện nay mới có liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chứ chưa có liên kết trong dòng tiền..." - ông Thắng lưu ý.

Nói về tầm quan trọng của việc xây dựng chuỗi liên kết, ông Trần Đình Luân cho rằng, không ai tổ chức liên kết hiệu quả bằng chính nông dân tham gia cùng nông dân. Chính quyền địa phương, hiệp hội sẽ là những người có vai trò hỗ trợ, vận động, cùng với sự tham gia của cả lĩnh vực khuyến nông, khuyến lâm, doanh nghiệp, ngân hàng… qua đó việc xây dựng chuỗi liên kết sẽ chuyển biến nhanh.

Bên cạnh tăng cường xây dựng chuỗi liên kết, tìm kiếm mở rộng thị trường cũng góp phần tạo kết quả bước ngoặt cho quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Ông Nguyễn Quang Hiếu - Trưởng phòng Hợp tác quốc tế (Cục Bảo vệ thực vật) cho biết, Bộ NNPTNT đã tích cực chỉ đạo tăng cường công tác đàm phán kỹ thuật để mở cửa thị trường. Năm 2019 thị trường được đánh giá là khó khăn nên việc chỉ đạo càng quyết liệt. Cùng với đó, Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do nên phải quan tâm mở cửa thị trường để tận dụng ưu đãi về thuế.

Đầu tháng 2/2019, trái xoài kết thúc 10 năm đàm phán để xuất khẩu sang thị trường Mỹ; giữa năm xuất khẩu nhãn sang Úc với thời gian đàm phán nhanh kỷ lục, chưa đến 18 tháng. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT, Cục Bảo vệ thực vật đã chủ động đầu tư thực hiện các thí nghiệm kiểm chứng thay vì sử dụng của các nước như trước đây. Hiện Cục đang thúc đẩy hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xuất khẩu quả vải sang Nhật Bản, thanh long đi Hàn Quốc, ông Hiếu cho biết.

Riêng đối với Trung Quốc, đây là thị trường nhiều tiềm năng. Theo ông Hiếu, trong năm đã xuất khẩu măng cụt sang thị trường này; sắp tới là thạch đen, khoai lang tím… Đặc biệt, để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng như các thị trường khó tính như Mỹ, EU…, việc truy xuất nguồn gốc nông sản và cấp mã số vùng trồng là quy định bắt buộc phải thực hiện.

"Đến hết tháng 11/2019, chúng ta đã cấp được 1.400 mã số vùng trồng cho 140.000 - 150.000 ha (bằng 10% diện tích trồng cây ăn quả); trên 1.300 cơ sở đóng gói để phục vụ cho thị trường Trung Quốc. Cục cũng phối hợp với phía bạn xây dựng cơ chế cập nhật mã số vùng trồng thường xuyên, đồng thời tích cực thông tin tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con những khác biệt trong cách quản lý mới..." - ông Hiếu cho biết thêm./.

Phúc Nguyên

    热门排行

    友情链接