当前位置:首页 > Thể thao

【bxh 2 tây ban nha】Tiếng thì thầm của làng nghề

Sau 8 tiếng nung ở nhiệt độ lên đến gần 1.000 độ C thì đất sét mới “chín”. Nếu muốn có màu vàng đỏ nguyên chất truyền thống gốm Bàu Trúc thì tắt lửa lò,ếngthìthầmcủalàngnghềbxh 2 tây ban nha nếu muốn có màu đen giả cổ thì un trấu vào để khói lên ám vào sản phẩm… Chiếc bình hoa có mảng tròn xanh in hình ngọn lửa nóng “quá già” trên tay nghệ nhân Đàng Xem- làng gốm Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân - Ninh Phước - Ninh Thuận) như kể thêm một câu chuyện thăng trầm của nghề.

Gian hàng Dệt zèng tại Festival Nghề truyền thống Huế 2017

Chuyển đổi mẫu mã để tồn tại

Khi nước máy và bếp gas, bếp từ, bếp hồng ngoại hiện diện ngày càng nhiều trong căn bếp ở những làng quê xa xôi thì các mặt hàng truyền thống của gốm Bàu Trúc như lu đựng nước, bếp lò càng ít người hỏi đến. Làng nghề hàng mấy trăm năm đi vào cảnh đìu hiu. Năm 2000 là năm chạm đáy của gốm Bàu Trúc.

17 năm qua, nỗ lực sáng tạo hơn 300 mẫu mã mới, phù hợp với yêu cầu của cuộc sống như bình hoa các loại, hòn non bộ, phù điêu, vũ nữ Apsara, hàng lưu niệm…. nghệ nhân Đàng Xem đã vượt qua được thử thách của nghề, đưa gốm Bàu Trúc đến với đời sống hiện đại trong vẻ duyên dáng, mộc mạc của mình. Và nghệ nhân Đàng Xem đã sống được với nghề. Gốm của ông tiêu thụ nhiều ở các thành phố phát triển du lịch như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng. Ông cũng đã xuất ba container hàng đi Đức, Nhật thông qua một công ty xuất khẩu ở Bình Dương.

Chỉ có sáng tạo, mạnh dạn chuyển đổi mẫu mã, công năng sử dụng, làm hàng lưu niệm, sản phẩm du lịch… thì làng nghề mới sống được. Đó không chỉ là câu chuyện của Bàu Trúc mà còn là câu chuyện của làng nghề đệm bàng Phò Trạch, đan đát Bao La, gốm Phước Tích (Thừa Thiên Huế). Nghệ nhân Nguyễn Viết Nam (làng nghề đệm bàng Phò Trạch - Phong Điền) cũng đã tự tìm tòi, sáng tạo hơn 150 mẫu mới, ký gửi bán ở các cửa hàng lưu niệm. Nhiều đơn hàng cũng đã tìm đến với ông. Nếu làm các sản phẩm truyền thống như đan chẹ, đệm, bao… một ngày công của người thợ chỉ từ 30 – 50 ngàn đồng thì làm hàng lưu niệm, ngày công có thể lên đến 120 ngàn đồng.

Và câu chuyện nghệ thuật cần sáng tạo mới phát triển, sản phẩm bán được làng nghề mới tồn tại càng rõ ràng hơn đối với nghệ thuật múa lân ở Huế khi lần đầu tiên, nghệ nhân Hồ Văn Thái Sơn của Đoàn Lân Sư Rồng Thái Nghi Đường tung ra sản phẩm lưu niệm đầu lân nhỏ. Kết quả sau hai ngày đầu của Festival Nghề: “cháy hàng”. Thậm chí có người khách chờ đến khuya để mua cho được chiếc đầu lân nhỏ làm quà cho con trai.

Thị trường & giá cả

Đó chỉ là những đốm sáng nhỏ trong bức tranh chung về đầu ra cho sản phẩm làng nghề. Bởi thực tế, thị trường tiêu thụ vô cùng bấp bênh. Nghệ nhân Đàng Xem hay Nguyễn Viết Nam đều cho biết họ luôn ở thế bị động, nỗi lo lớn nhất là không bán được hàng, đọng vốn. Không chắc ăn về thị trường nên các làng nghề chỉ sản xuất cầm chừng và khi có đơn hàng với số lượng lớn, thời gian gấp, họ đành chịu, nhìn cơ hội đi qua trong tiếc nuối…

Nghệ nhân Nguyễn Viết Nam chia sẻ: “Chúng tôi không lo vốn, vốn chúng tôi có thể huy động được, chỉ cần Nhà nước giúp cho thị trường”, rồi ông tha thiết: “Chúng tôi mong bán được hàng, lời ít cũng được nhưng bán lấy tiền liền, bán tại chỗ. Nghệ nhân chúng tôi làm sao xoay xở được thị trường, rồi tiếp thị sản phẩm, đó là những thử thách thật khó vượt qua”.

Tìm được thị trường đã khó và ngay trên “sân nhà”, sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam cũng bị cạnh tranh khốc liệt về giá, nhất là hàng dệt với các sản phẩm cùng ngành hàng của Trung Quốc. Nghệ nhân Vì Thị Thuận (dệt bông và tơ tằm Mai Châu - Hòa Bình) cho biết: “Hàng dệt của chúng tôi nhuộm bằng cỏ cây thiên nhiên, làm bằng tay nên nhiều công, giá thành cao. Hàng Trung Quốc chất lượng tuy kém hơn nhưng giá rẻ, rất khó cạnh tranh. Tất nhiên sẽ cố gắng giữ gìn bản sắc dân tộc mình trên hàng dệt nổi tiếng Mai Châu, nhưng để làm được vậy chúng tôi cần được đảm bảo thị trường ổn định, nơi mà người mua hiểu được giá trị đích thực của sản phẩm để chấp nhận mua với giá cao hơn so với hàng Trung Quốc kém chất lượng”.

Trăn trở ấy cũng là của nhóm nghệ nhân dệt Zèng đến từ xã A Đớt - huyện A Lưới. Nghệ nhân Viêng Thị Nì chia sẻ, dệt xong vài tấm vải chị phải đi bộ mấy chục cây số đến Quảng Nam, vào bán từng nhà. Mỗi năm cũng chỉ bán được vài tấm. Có khi bán không được, đem về cất trong nhà, chờ dịp khác. Câu thì thầm mà chị nói vào tai tôi là “Em giới thiệu, kêu mọi người tới mua zèng giúp chị với, chị chưa bán được tấm nào…”. Cũng chính người nghệ nhân “yêu nghề nên không bỏ nghề được” vừa sáng tạo ra một kiểu kết cườm bằng chỉ đun nóng chấm trên tấm zèng. So với tấm zèng kết hạt cườm nhựa thì tấm zèng cườm chỉ này nhẹ hơn rất nhiều và mang vẻ đẹp rất tinh tế. 

“Mong con em nghệ nhân được đi học các trường mỹ thuật”

Nghệ nhân Đàng Xem cho biết “Tôi mong Nhà nước có chế độ, chính sách đưa con em nghệ nhân đi học các ngành về mỹ thuật để tự các cháu giúp cho làng nghề của mình trong việc sáng tạo mẫu mã”. Có lẽ, đổi mới mẫu mã vẫn là thử thách lớn đối với các nghệ nhân làng nghề. Vừa chỉ từng chiếc túi, nghệ nhân Vì Thị Thuận nói: “Đây là mẫu của một cô người Pháp vẽ giúp, đây là mẫu của doanh nghiệp người Đức đưa để làm theo, đây là mẫu của cô sinh viên người Nhật…”. Hay như nghệ nhân Đàng Xem, Nguyễn Viết Nam thì tự tìm tòi, rồi tự tạo mẫu, học ở nơi này, nơi khác… Những giải pháp ấy, có thể hiệu quả ở hiện tại, nhưng về lâu dài của làng nghề mấy trăm năm làm sao đặt hết trách nhiệm lên đôi vai những du khách (?!).

Trả lời cho câu hỏi có lúc nào chị muốn bỏ nghề không, nghệ nhân Hà Thị Xịn (xã Chiềng Châu - huyện Mai Châu - Hòa Bình) khẳng định: “Không bỏ nghề được em ạ!”. Nghệ nhân không bỏ nghề. Họ đã lặng thầm giữ nghề. Bỗng nhớ đến câu nói đã trở nên quen thuộc “Giữ gìn và phát triển làng nghề” - vế thứ nhất bà con đã làm, còn lại vế thứ hai- trong thời đại kinh tế toàn cầu này, thời đại của marketing - bà con đang ngóng chờ sự tham gia và chia sẻ của xã hội, trong đó không thể thiếu vai trò vĩ mô của Nhà nước.

Bài: HẠ AN - Ảnh: HOÀNG HẢI

分享到: