当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kqbd pháp hôm nay】"Phải sửa ngay quy trình cưỡng chế nợ thuế"

quotphai sua ngay quy trinh cuong che no thuequot

Để việc thu hồi nợ thuế hiệu quả thì cần bổ sung nhiều quy định mới vào quy trình cưỡng chế nợ thuế. Ảnh: T.Hằng.

Chuẩn hoá số nợ

Theảisửangayquytrìnhcưỡngchếnợthuếkqbd pháp hôm nayo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, nhìn vào kết quả thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2015, số địa phương có tỷ lệ thu nợ cao nhất đạt 65% nhưng có nhiều địa phương thực hiện thu tiền thuế nợ năm trước chuyển sang đạt tỷ lệ thấp, dưới 15%.

Tổng số nợ thuế của toàn ngành Thuế tính đến thời điểm 30-6-2015 là 74.500 tỷ đồng, tăng 2% so với thời điểm 31-12-2014, trong đó riêng các khoản phạt và tiền chậm nộp chiếm tỷ trọng 20,7% tổng số tiền thuế nợ và tăng 30,5% so với thời điểm cuối tháng 12-2014; các khoản nợ khó thu (chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; liên quan đến trách nhiệm hình sự; đã giải thể, lâm vào tình trạng phá sản...) chiếm tỷ trọng 15,6%, tăng 2,3%.

"Cần phải đổi mới mạnh công tác thu hồi nợ đọng thuế. Trước hết bắt đầu từ việc chuẩn hoá số nợ, đổi mớichương trình ứng dụng để trên cơ sở đó rà soát hoàn thiện ứng dụng quản lý nợ."- Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn chỉ đạo quyết liệt.

Đồng tình với chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Đình Tấn đề nghị Tổng cục Thuế cần nhanh chóng khắc phục lỗi trong Hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) nhằm đảm bảo thông báo nợ thuế chính xác.

"Khi có sai sót nợ thuế, có đơn vị của Cục mất rất nhiều thời gian rà soát. Có trường hợp mất cả tháng. Chính vì vậy, trong hoàn cảnh khó khăn về nhân lực hiện nay của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, sẽ không đủ người để tập trung vào các nhiệm vụ khác như thanh, kiểm tra."- ông Nguyễn Đình Tấn chia sẻ.

Bổ sung chế tài

Cũng tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Hà Minh Hải thẳng thắn đưa ra những khó khăn khi thực hiện cưỡng chế nợ thuế với lãnh đạo Bộ Tài chính. Theo quy định hiện tại, khi thực hiện biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của người nợ thuế, phía ngành Thuế sẽ lấy thông tin cần thiết gửi cho ngân hàng. Quyết định cưỡng chế trên sẽ có hiệu lực ngay từ ngày ký.

Tuy nhiên, theo ông Hà Minh Hải, thực tế thời điểm thực hiện quyết định trên có thể được giãn thêm 5 ngày kể từ ngày ký quyết định, trong đó có thời gian gửi giấy tờ, công văn. Từ đó, dẫn tới tình trạng có khi dòng tiền của đơn vị cần cưỡng chế nợ có thể xuất hiện trong ngân hàng nhưng lại chưa có quyết định gửi tới.

"Cần bổ sung thêm cơ chế chia sẻ thông tin giữa cơ quan Thuế và ngân hàng theo phương thức điện tử. Điều này sẽ không có khó khăn khi việc sử dụng chữ ký số đã phổ biến. Mặt khác, thông tin trao đổi kịp thời thì khi các doanh nghiệp nợ thuế phát sinh dòng tiền tại bất cứ ngân hàng nào trong hệ thống thì các ngân hàng đó sẽ tự động trích số tiền nợ để nộp vào ngân sách Nhà nước"- ông Hà Minh Hải nói.

Mặc dù không phải địa phương có số thu lớn nhưng Cục trưởng Cục thuế Thanh Hóa Lê Ngọc Sơn thừa nhận thực tế, tổng số nợ thuế toàn tỉnh ước đến thời điểm 30-6-2015 so với nợ thuế thời điểm tháng 12-2014 bằng 109,4%. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tiền thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân và tiền chậm nộp.

Để hạn chế tình trạng nợ đọng, ông Lê Ngọc Sơn đề xuất phải bổ sung quy trình quản lý nợ về một số nội dung có liên quan đến Luật Phá sản mới ban hành như: Quy định việc xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; Cơ quan Thuế với vai trò như một chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến toà án; Về các chi phí mà cơ quan Thuế phải nộp cho toà án khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với các doanh nghiệp nợ thuế.

"Tổng cục Thuế nghiên cứu đưa vào quy trình cưỡng chế nợ thuế về việc quy định đối với doanh nghiệp có số nợ thuế vãng lai trên 90 ngày và trách nhiệm phối hợp của cơ quan Thuế quản lý trong việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế."- ông Lê Ngọc Sơn nói.

Bên cạnh đó, ông Lê Ngọc Sơn đề nghị bổ sung đối tượng người nộp thuế đã bị cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hoá đơn không có giá trị sử dụng vào nhóm nợ khó thu.

分享到: