【amazing gút chóp la gì】Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng thấp: Mừng thì ít, lo thì nhiều

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 21:09:50 评论数:

Phải kích cầu tiêu dùng

Trả lời phóng viên TBTCO về chỉ số CPI tháng 2,ỉsốgiátiêudùngthángtăngthấpMừngthìítlothìnhiềamazing gút chóp la gì chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, CPI cả nước tăng 0,55%, trong đó hai thành phố lớn là Hà Nội tăng 0,49% và TP.Hồ Chí Minh tăng 0,24%, hai tháng đầu năm tăng 1,24% so với cuối năm 2013, xét trong khoảng 10 năm trở lại đây, thì chỉ số tăng này là thấp.

siêu thị

Chỉ số CPI tháng 2 tăng 0,55%, điều này cho thấy sức mua trong thời gian qua đang rất hạn chế. Ảnh: MN.

Cũng theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, chỉ số CPI thấp, cho thấy tổng cầu đầu tư và tổng cầu tiêu dùng đều thấp. Điều này vừa đáng mừng, vừa đáng lo. “CPI tăng thấp cho thấy lạm phát đang trong vòng kiểm soát. Chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã phát huy tác dụng, người dân được hưởng lợi. Tuy nhiên, nó cũng thể hiện sức mua giảm”, ông Long nói.

Điều đáng nói hiện nay là sức mua giảm không phải do năng suất, giá thành hạ, mà là do thu nhập của người lao động thấp. Điều này thể hiện nền kinh tế vẫn đang ở giai đoạn cầm cự là chính, dù có nhúc nhích chút ít. Thách thức phía trước của nền kinh tế còn rất lớn. Vì thế, mặc dù chỉ số giá thấp, nhưng đây là một sự cảnh báo, thách thức đối với Chính phủ là làm sao để tăng sức mua của người dân.

Để tăng sức mua, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, một trong những biện pháp quan trọng là phải làm sao đẩy mạnh sản xuất một cách có hiệu quả. Nghĩa là các DN phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động để hạ giá thành sản phẩm.

Tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, có 4 yếu tố tác động đến giá cả, đó là: chi phí đẩy, sức mua (cầu), tiền tệ tín dụng và yếu tố tâm lý. Để tâm lý người dân ổn định, kích thích sức mua thì các nhà hoạch định chính sách, bản thân các DN không chỉ dùng lời nói, bằng chính sách mà phải bằng hành động cụ thể để tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng thấp: Mừng thì ít, lo thì nhiều
Các DN sản xuất, kinh doanh phải thực sự vì người tiêu dùng, khi đó mới tạo được lòng tin, niềm tin của người dân. PGS TS. Ngô Trí Long

“Các DN sản xuất, kinh doanh phải thực sự vì người tiêu dùng, khi đó mới tạo được lòng tin, niềm tin của người dân. Khi người dân có niềm tin thì họ mới tin và mua sản phẩm”, ông Ngô Trí Long chia sẻ.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng cho rằng, niềm tin của người tiêu dùng có yếu tố vô cùng quan trọng đối với sức mua. Khi người dân thấy công việc của họ còn khó khăn, thu nhập cũng không ổn định, một bức tranh kinh tế màu xám như thế thì chắc chắn sẽ phải thắt chặt chi tiêu.

Ngược lại, sức mua sẽ tăng lên khi người dân có công việc ổn định, thu nhập được cải thiện. Nói cách khác, khi bức tranh kinh tế sáng sủa hơn thì “hầu bao” của họ mới có thể mở ra.

Thực tế cho thấy, trong dịp Tết Nguyên đán, các DN đã liên tục đưa ra những chương trình khuyến mại, kích thích nhu cầu bằng cách giảm giá. Tuy nhiên, tiêu dùng trong dịp Tết năm nay tăng khá thấp, thể hiện mức tăng chỉ số CPI như chúng ta vừa đề cập.

“Điều này cho thấy niềm tin của người tiêu dùng vào bức tranh kinh tế còn khá mù mịt, họ chưa nhìn thấy “điểm sáng” của nền kinh tế. Vì thế họ chỉ mua sắm những sản phẩm hàng hóa thiết yếu như: lương thực, thực phẩm dùng cho ngày Tết. Chúng ta phải tạo được niềm tin với người dân, để họ không chỉ mua các sản phẩm có giá trị thấp, cho tiêu dùng hàng ngày, mà mua cả những mặt hàng trung, cao cấp có giá trị sử dụng lâu dài”, chuyên gia Ngô Trí Long chia sẻ./.

Nhật Minh