【số liệu thống kê về inter milan gặp a.c. monza】Nuôi tôm trên cát thu lợi tiền tỷ
时间:2025-01-10 16:42:25 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)
Đó là thông tin tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát tại Hà Tĩnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 16/5/2017.
Hà Tĩnh,ôitômtrêncátthulợitiềntỷsố liệu thống kê về inter milan gặp a.c. monza nhiều mô hình nuôi tôm trên cát thu tiền tỷ
Báo cáo tại hội nghị, Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh cho biết, sau sự cố môi trường biển, hiện nay môi trường biển tại miền Trung đã phục hồi. Nguồn nước biển sạch đã giúp cho hoạt động nuôi tôm của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung phát triển trở lại.
Điển hình tại Hà Tĩnh có nhiều cơ sở nuôi tôm đem lại tiền tỷ như cơ sở nuôi tôm quy mô, công nghệ cao, hiện đại của Công ty TNHH Growbest Hà Tĩnh ở xã Kỳ Phương, Kỳ Nam (TX Kỳ Anh). Năm 2014, Công ty TNHH Growbest Hà Tĩnh đã bỏ ra gần 100 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng cho cả 3 khu nuôi với tổng diện tích 36,8 ha ở các xã Kỳ Phương, Kỳ Nam. Mặc dù nằm trong “tâm điểm” và chịu thiệt hại hàng chục tỷ đồng do sự cố ô nhiễm môi trường biển, nhưng bằng kinh nghiệm, kỹ thuật, các kỹ sư, công nhân Công ty TNHH Growbest Hà Tĩnh đã không bỏ cuộc, giành thắng lợi vụ tôm ngay trong thời điểm “tâm bão”. Hiện tại, hàng chục ao nuôi tôm thẻ chân trắng đang đến kỳ cho thu hoạch với sản lượng đạt 60-70 tấn/1ha/1 năm, với giá thu mua hiện nay công ty thu về từ 1-2 tỷ đồng/ha/năm.
Cùng với sự nỗ lực của Công ty TNHH Growbest Hà Tĩnh, khu nuôi tôm công nghệ cao trên cát, quy mô 15 ha của Công ty Thành Đạt tại xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên cũng chưa vụ nào thất bại. Đặc biệt, vụ tôm năm nay “được mùa, được giá”, năng suất đạt 30 tấn/ha.
Năm 2016 là năm đặc biệt khó khăn đối với ngành Nông nghiệp và nuôi tôm do tình hình hạn, mặn diễn ra khốc liệt, đặc biệt là sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản mặn, lợ tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Bộ NN&PTNT và các địa phương, vào cuộc quyết liệt của các doanh nghiệp, người nuôi với các giải pháp phù hợp, ngành tôm đã đạt được những kết quả rất ngoạn mục: Tổng diện tích thả nuôi tôm nước lợ là 694.645 ha; Tổng sản lượng đạt 657.282 tấn; Xuất khẩu tôm sang 90 thị trường, đạt kim ngạch 3.150.723.000 USD.
Với kỹ thuật nuôi tôm theo quy trình mới, các cơ sở nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã làm chủ được công nghệ, giảm chi phí đầu, khắc phục khó khăn do ô nhiễm nguồn nước để nuôi tôm đạt năng suất, chất lượng cao. Đồng thời, Hà Tĩnh đã mạnh dạn, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, quy hoạch diện tích nuôi tôm của địa phương, đặc biệt đã thu hút doanh nghiệp tham gia triển khai nuôi tôm công nghệ cao trên cát.
Cần chính sách thu hút DN, tập đoàn kinh tế tham gia.
Từ các mô hình nuôi tôm trên cát đạt hiệu quả cao của Hà Tĩnh, Bộ NN&PTNT cho rằng việc chuyển đổi nuôi trồng thủy sản sang nuôi tôm trên cát sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất cát vùng ven biển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội cho các tỉnh khu vực miền Trung.
Khu vực ven biển miền Trung gồm có 14 tỉnh thành, trải dài trên 1.800 km bờ biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Đến năm 2016, cả nước có 14 tỉnh thành ven biển miển Trung đang nuôi tôm trên cát với tổng diện tích 3.734 ha, sản lượng đạt 41.705 tấn.
Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT cũng cho biết, nuôi tôm trên cát chủ yếu là nuôi thâm canh, do vậy cần vốn đầu tư lớn.
Thực tế, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tập trung còn hạn chế dẫn đến khó đáp ứng các điều kiện sản xuất, tăng mức độ rủi ro trong sản xuất. Trong khi đó, các tổ chức tài chính, tín dụng chưa thực sự mạnh dạn trong việc cho vay vốn để nuôi tôm trên cát....
Theo đó, tại hội nghị các đại biểu đã nhấn mạnh, để đưa con tôm trở thành mặt hàng chủ lực của Miền Trung đòi hỏi phải triển khai đồng bộ các giải pháp từ sản xuất đến thị trường tiêu thụ. Trên thực tế, nuôi tôm trên cát cũng dễ gặp rủi ro dịch bệnh nếu không kiểm soát tốt về kỹ thuật nuôi cũng như nguồn thức ăn, nguồn nước… Vì vậy,việc quy hoạch vùng nuôi tôm và đầu tư hạ tầng thủy lợi cho các khu vực nuôi cần được các địa phương xây dựng cụ thể.
Cùng với đó, phải có các chính sách để thu hút doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất và chế biến tôm ngay tại miền Trung. Cụ thể, huy động nguồn lực từ nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nuôi tôm trên cát; khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế và các tổ chức kinh tế có tiềm lực về khoa học kỹ thuật và nguồn lực đầu vào các vùng nuôi tôm trên cát khu theo hướng công nghệ cao, gắn và khép kín với toàn bộ chuỗi ngành hàng tôm...
Nuôi tôm trên cát là một trong những nhiệm vụ đã được đề cập trong dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025. Theo đó, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu: Đến năm 2020, diện tích nuôi tôm trên cát đạt 4.500 ha; Đến năm 2025, diện tích nuôi tôm trên cát đạt 7.000 ha. |
Bài và ảnh: Diệu Hoa - K.L
上一篇: Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
下一篇: Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
猜你喜欢
- Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- Tân Thạnh: Nhiều chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện đạt 100% kế hoạch năm 2023
- Nâng chất có trọng tâm, trọng điểm lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch
- Thực hiện tốt nhiệm vụ tài chính
- Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- Hơn 140 triệu đồng thực hiện phiên chợ 0 đồng tại xã Long Phú
- Thị xã Long Mỹ: Tổ chức lễ phát động trục vớt lục bình
- Kiểm tra trật tự mua bán tại chợ trung tâm thị xã Long Mỹ
- Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới