(HG) - Theấtthảinguyhạihoạtđộngsảnxuấtnngnghiệpđượcthugomxửlđạtgầnhan dinh tbno ngành chức năng tỉnh, hoạt động sản xuất nông nghiệp phát sinh lượng chất thải nguy hại với khối lượng khoảng 55,58 tấn/năm, trong đó lượng chất thải được thu gom xử lý là 18,44 tấn/năm, đạt 20,82%. Thu gom vỏ chai, lọ thuốc bảo vệ đem tiêu hủy. Nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý và bảo vệ môi trường, nhất là kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình số 1735/CTr-UBND ngày 15/12/2020 hành động về bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang 5 năm (2021-2025) để đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của HĐND tỉnh thông qua Đề án Hậu Giang Xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình, Đề án Hậu Giang Xanh 5 năm, hàng năm để thực hiện. Bên cạnh việc triển khai thực hiện kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh; kế hoạch thu gom, lưu trữ, vận chuyển, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh, việc triển khai thực hiện Đề án Hậu Giang Xanh đã xây dựng được 97 điểm mô hình về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; 48 điểm mô hình về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, ngành nông nghiệp tỉnh còn xây dựng các mô hình ứng dụng, đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để giảm thiểu việc dùng hóa chất, giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường nhằm giúp tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, tạo ra sản phẩm chất lượng an toàn và góp phần bảo vệ môi trường, giúp người dân tiếp cận với các quy trình sản xuất mới mang tính bền vững. Tin, ảnh: T.TRÚC |