游客发表
发帖时间:2025-01-10 21:44:46
Ngày 06/12/2019 tại Hà Nội, Đại sứ quán Vương quốc Anh, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam và Tập đoàn Enterprize Energy đã tổ chức hội thảo “ThangLong Wind – Sự cần thiết cho kinh tế Việt Nam”.
Tại hội thảo, Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward, nhấn mạnh, Vương quốc Anh hiện là một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực phát triển điện gió trên thế giới. Chi phí phát triển điện gió ngoài khơi mới đã giảm 50% kể từ năm 2015 và hiện tại đây là một trong những lựa chọn có chi phí thấp nhất cho ngành năng lượng mới ở Anh, rẻ hơn so với năng lượng hạt nhân và khí đốt.
Cũng theo Đại sứ Anh, Việt Nam là quốc gia có tài nguyên gió ngoài khơi tương tự so với Vương quốc Anh. Chính vì vậy, Anh rất mong muốn hỗ trợ Việt Nam khai thác tài nguyên này để giúp đáp ứng các mục tiêu về năng lượng của đất nước. Hiện tại có hai dự án điện gió ngoài khơi có giá trị kinh tế lớn sẽ được phát triển tại Việt Nam, đó là dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long ở tỉnh Bình Thuận và điện gió ngoài khơi ở Sóc Trăng được phát triển bởi các nhà đầu tư từ Anh quốc.
Theo ông Ian Hatton - Chủ tịch tập đoàn Enterprize Energy, Việt Nam có tiềm năng gió cực lớn, với tổng công suất gió ước tính đạt khoảng 513.360 MW, lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, tổng công suất điện gió của Việt Nam mới chỉ đạt 200MW chia cho 6 dự án. Trong khi đó, dự án ThangLong Wind vừa có giấy phép khảo sát chi tiết ngày 12/6/2019 là dự án năng lượng gió rất lớn với công suất là 3.400 MW, xứng tầm với tiềm năng gió của Việt Nam.
Đánh giá về dự án Thanglong Wind, ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết, Chính phủ, Bộ Công thương, EVN xác định từ năm 2020 tới năm 2023 sẽ xảy ra thiếu điện nghiêm trọng, nếu các dự án trong Tổng sơ đồ điện VII điều chỉnh tiếp tục bị chậm tiến độ thì việc thiếu điện tiếp tục đến năm 2030, lúc đó tình hình kinh tế đất nước sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, dự án ThangLong Wind là một đột phá đủ bổ sung nguồn điện hỗ trợ cho tình trạng thiếu điện từ năm 2023 đến năm 2027 và đến năm 2030 trở đi, rất có ý nghĩa với nền kinh tế Việt Nam.
Theo các chuyên gia năng lượng, ThangLong Wind nếu thành công sẽ tối ưu hoá nguồn nội lực của Việt Nam (tỷ lệ nội địa hóa lên tới 50%), với kỳ vọng sử dụng từ 6 - 8,3 tỷ USD vốn đầu chi cho các nhà thầu tại Việt Nam trong quá trình khảo sát, thiết kế, gia công, chế tạo. Nó cũng sẽ tạo ra doanh thu hàng năm khoảng 600 triệu USD cho các nhà thầu Việt Nam trong quá trình vận hành vào bảo trì, bảo dưỡng./.
Dự án điện gió ThangLong Wind nằm ngoài khơi cách bờ biển Bình Thuận (tính từ mũi Kê Gà trở ra) khoảng 50km, diện tích trên 2.000 km2. Vốn đầu tư được thu xếp cho toàn bộ dự án 3.400MW tương ứng khoảng 11,9 tỷ USD, chưa kể phần đầu tư cho kết nối vào hệ thống điện quốc gia. Giai đoạn I của dự án ThangLong Wind sẽ được hòa lưới điện vào cuối 2022, đầu 2023 với công suất 600 MW, 64 cột gió. Các giai đoạn từ II-V lần lượt đưa vào khai thác từ 2023 - 2026 với công suất mỗi giai đoạn 600 MW. Giai đoạn phát triển cuối là ThangLong Wind VI với công suất 400 MW. |
Thảo Miên
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接