Sau khi chăm con từ Bệnh viện Trung ương Huế,ìnhngườiởngôinhàHyVọlịch thi đấu u17 châu âu những người cha người mẹ ấy lại tập trung về ngôi nhà Hy Vọng để chuẩn bị từng bữa ăn cho con, trò chuyện, động viên, san sẻ nhau như một gia đình. Ngôi nhà ấm áp tình thương ấy nằm ở số 27 Ngô Gia Tự, TP. Huế. San sẻ yêu thương “Tôi nấu xong rồi, để tôi phụ giúp chị một tay cho kịp nhé. Hôm nay có nhiều món ngon nhỉ, chắc là tụi nhỏ sẽ vui lắm đây...” – anh Hồ Văn Anh vừa nói, vừa đưa tay lấy ngay túi xách mà một phụ huynh khác vừa đi chợ về. Ngay lập tức, anh Anh bắt nồi nước lên, nước vừa sôi cũng là lúc anh đã rửa cá, thịt xong. Trong lúc chờ thịt chín, anh lại tiếp tục nhặt từng cọng rau. Những hình ảnh ấy gần như quá quen thuộc từ nhiều năm qua trong ngôi nhà mang tên Hy Vọng. Hễ ai xong việc trước liền phụ người khác để kịp giờ đưa thức ăn vào bệnh viện. Khu nhà bếp nằm trong ngôi nhà Hy Vọng - nơi để các ông bố, bà mẹ nấu những bữa ăn dinh dưỡng rồi đưa vào bệnh viện cho các con Anh Ánh quê ở quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng là một trong số hàng chục phụ huynh đang ở ngôi nhà có nhiều điểm chung: hoàn cảnh nghèo khó, có con mắc bệnh ung thư, bỏ hết việc vàn để lo cho con... Nhờ sự giới thiệu của y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế, anh về ngôi nhà này để tá túc dài ngày, theo đuổi hành trình chạy chữa cho con. “Ra Huế, tôi may mắn khi được nhiều ông bố, bà mẹ cùng cảnh ngộ giới thiệu về ngôi nhà đầy tình yêu thương. Nhờ ngôi nhà này mà bệnh tình của các cháu thuyên giảm, và quan trọng hơn chúng tôi có được một mái ấm, một đại gia đình ngập tràn tình cảm”, anh Ánh xúc động. Ngoài hai tầng với 6 phòng ngủ rộng rãi, đủ cho hàng chục phụ huynh ở lại qua đêm, trên tầng thượng là một hệ thống nhà bếp với đầy đủ tiện nghi như tủ lạnh, nồi cơm điện, nhiều bếp ga, xong nồi... chủ yếu phục vụ việc nấu nướng, chế biến thức ăn dinh dưỡng cho các bệnh nhi. Tất cả đều miễn phí hoàn toàn. Ở đây mọi người xem nhau như đại gia đình. Vì thế mà có cái chi ngon cũng san sẻ, có nỗi buồn cũng kể cho nhau vơi đi, người này khóc người kia vội lau nước mắt... “Nếu không có ngôi nhà này, chắc có lẽ tôi và con khó vượt qua được những tháng ngày vất vả, khổ cực bởi bệnh tình và thiếu thốn”, chị Trần Thị Loan (quê Tiên Phước, Quảng Nam) đã thốt lên như thế khi trò chuyện với chúng tôi. Không những được ở miễn phí để cùng con chạy chữa căn bệnh u nguyên bào thận, ở nhà Hy Vọng chị Loan nhận được nhiều tình cảm từ phận đời đồng cảnh ngộ vì thế giúp chị và con vượt qua được số phận. Chị kể, ở ngôi nhà này bất kể đứa nhỏ nào cũng biết đùm bọc, bảo ban nhau. Phụ huynh không gọi bằng tên mà xưng hộ “bố, mẹ” thân thiện. Giờ đây khi bệnh tình con đã thuyên giảm, nhưng mỗi lần về Huế tái khám, ngôi nhà Hy Vọng vẫn là địa chỉ mà hai mẹ con luôn tìm đến để được ở lại qua đêm, được gặp lại “người thân” trong gia đình. Địa chỉ nhân văn Ngôi nhà Hy Vọng đã trở thành một địa chỉ nhân văn mà gần như những phụ huynh có con điều trị ung thư tại Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Trung ương Huế ai cũng biết đến. Cứ khó khăn, họ lại được anh Lê Minh Nhật, Hội trưởng hội phụ huynh bệnh nhi ung thư ở Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Trung ương Huế, kiêm luôn người quản lý căn nhà nhận về. Gần một năm về trước, ngôi nhà Hy Vọng nằm ở con hẻm trên đường Hai Bà Trưng, cạnh bệnh viện. Nhưng vì nhu cầu của phụ huynh có con đang điều trị ngày càng tăng nên anh cùng nhiều cộng sự tìm về ở địa chỉ mới trên đường Ngô Gia Tự với không gian rộng rãi, phục vụ được cùng lúc nhiều người. Ngoài tầng 1 làm nơi sinh hoạt của gia chủ, 3 tầng còn lại ở trên được anh Nhật thuê nguyên vẹn với 6 phòng ngủ được trang bị giường nệm, máy điều hòa, quạt... phục vụ hàng chục lượt phụ huynh đến nghỉ ngơi mỗi đêm. Nhà bếp – nơi nấu bữa ăn chính cho các cháu đóng vai trò quan trọng hàng đầu. “Các cháu nhỏ phải vật vã trước những đợt hóa trị, xạ trị nên việc ăn uống dinh dưỡng, đảm bảo an toàn rất ý nghĩa. Hiểu được hoàn cảnh của họ, chúng tôi đã xây dựng khu bếp này để các bậc phụ huynh chăm lo bữa ăn cho con", anh Nhật tâm sự. Ở ngôi nhà Hy Vọng có nhiều phòng ngủ, phục vụ miễn phí cho những người ở xa có hoàn cảnh khó khăn Câu chuyện của anh Nhật đến tai nhiều tấm lòng thiện nguyện và nhận được sự phản hồi tích cực. Một trong số đó là bà Kazuyo Watanabe - chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc trẻ em châu Á. Từ đó, bà Watanabe đã tài trợ hẳn tiền thuê nhà, cùng kêu gọi thêm các tấm lòng từ thiện ủng hộ bất kể những gì có thể từ tiền mặt, gạo, mắm, muối, gas... “Đây cũng là chính ngôi nhà thứ hai cho các bệnh nhi ung thư và phụ huynh. Ngôi nhà đúng nghĩa là một mái ấm thật sự, tạo ra cảm giác gần gũi, thân thiện và tràn ngập tình yêu thương như chính ngôi nhà của họ. Tôi tin rằng, xa hơn nữa nó có thể vượt qua tên gọi “ngôi nhà Hy Vọng” – bà Watanabe tâm tình và cho biết, vẫn đang duy trì, kêu gọi quỹ, kể nhưng câu chuyện về mảnh đời, hoàn cảnh các em đang đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo cho những mạnh thường quân ở Nhật Bản lẫn Việt Nam. Từ đó, luôn nhận được sự đồng cảm, hỗ trợ của các mạnh thường quân trong lẫn ngoài nước với những đóng góp, sẻ chia. Hành trình chạy đua với căn bệnh hiểm nghèo vẫn còn dài. Có người đi đến đích, cũng có những giọt nước mắt lăn dài bất tận. Nhưng với những phận đời từng tá túc ngôi nhà Hy Vọng, chắn chắn sẽ là một phần đời tuyệt đẹp chẳng bao giờ quên được. Bài, ảnh:Phan Thành |