Đồng USD mạnh lên là mối đe dọa với các nhà sản xuất Mỹ khi hàng hóa xuất khẩu của họ đắt hơn và thu nhập ngoài biên giới giảm giá trị.
Đồng tiền của Mỹ - loại tiền tệ đã tăng giá mạnh trong vòng 2 năm qua – đã đạt kỷ lục trong 14 năm sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và quyết định tăng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ,ĐồngUSDtănggiáđedọađàhồiphụcsảnxuấtởMỹket qia bong da được coi là một động lực thêm vào để Tổng thống đắc cử Donald Trump thực hiện cam kết củng cố việc làm cho lao động Mỹ.
Rõ ràng, một đồng USD mạnh lên là dấu hiệu của gia tăng lạc quan đối với nền kinh tế Mỹ, khi thị trường chứng khoán cũng tăng vọt lên các mức kỷ lục mới. Triển vọng lạm phát và lãi suất tăng khuyến khích đầu tư vào các loại tài sản ở Mỹ, phản ánh kỳ vọng về một khoản lợi nhuận cao hơn.
Đồng USD mạnh lên cũng làm gia tăng sức mua của đồng tiền: Nếu nhập khẩu rẻ hơn, người tiêu dùng Mỹ có nhiều tiền hơn để chi tiêu. Nhờ đó mà thúc đẩy doanh số bán lẻ, một động lực chính của tăng trưởng và làm gia tăng niềm tin tổng thể đối với Mỹ.
Tuy nhiên, trong khi làm lợi cho người tiêu dùng Mỹ và các công ty mua nguyên vật liệu từ nước ngoài, sự tăng giá của đồng USD hứa hẹn sẽ giáng vào các nhà sản xuất Mỹ phụ thuộc vào việc kinh doanh ở nước ngoài.
Rất nhiều hãng đã bắt đầu rút lại các dự báo doanh thu và tìm cách cắt giảm chi phí. 3M và United Technologies đã ra dấu hiệu họ sẽ gặp khó khăn hơn trong gia tăng doanh số năm 2017.
Kaman, một hãng sản xuất các bộ phận máy bay, đã phải chứng kiến giá cung cấp của các đối thủ cạnh tranh ở châu Âu giảm, khi giá trị đồng Euro giảm so với USD. Để cạnh tranh, Kaman đã đầu tư vào các thiết bị ở Đức và mua lại một công ty ở Cộng hòa Séc.
“Sản xuất ở tại nước Mỹ đã trở nên thách thức hơn chúng tôi dự đoán”, ông Neal Keating, Giám đốc điều hành của Kaman nói.
Một số đại lý của hãng xe máy Harley-Davidson và xe ủi & máy xúc Caterpillar đang đối mặt với việc bị các hãng cạnh tranh Nhật Bản vượt mặt về giá cả, nhờ đồng Yên yếu đi so với USD. Catepillar cho biết đồng Yên suy yếu đã khiến cạnh tranh trở nên khó khăn hơn.
Một số lãnh đạo doanh nghiệp cho biết cam kết hỗ trợ doanh nghiệp của ông Trump sẽ giúp chống đỡ tác động tiêu cực của đồng USD mạnh, đặc biệt là khi có mức thuế thấp hơn và bớt đi các gánh nặng pháp lý. Họ đang rất kỳ vọng kế hoạch đại tu cơ sở hạ tầng của ông Trump sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế và rằng doanh số nội địa cao hơn sẽ giúp bù đắp lại những mất mát trong xuất khẩu.
Đồng USD đã yếu tương đối so với phần lớn tiền tệ thế trong vòng một thập kỷ qua. Điều này giúp xuất khẩu của Mỹ phục hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Đến cuối năm 2010, xuất khẩu đã chạm mức kỷ lục và tiếp tục tăng trưởng, đạt 598 tỷ USD mỗi quý trong năm 2014. Lao động trong ngành sản xuất bắt đầu quay lại, và lạc quan gia tăng rằng Mỹ có thể bước vào thời kỳ phục hưng sản xuất.
Kể từ sau đó đồng USD đã tăng mạnh so với một số đồng tiền như Euro và Yên. Trong khi đó, đồng Bảng giảm sâu sau cuộc bỏ phiếu hồi tháng Sáu quyết định rời EU. Đầu tháng này, Fed đã tăng lãi suất và ẩn ý sẽ còn tiếp tục trong năm tới.
Lợi suất trái phiếu đã tăng lên khi có nhiều kỳ vọng về tăng trưởng và lạm phát dưới thời chính quyền ông Trump.
Với một số công ty, đồng USD mạnh hơn còn làm hạn chế ý định mở rộng sản xuất nội địa.
Đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã giảm xuống đáy trong tỷ giá với USD trong tám năm, một diễn biến có thể lôi kéo các nhà sản xuất duy trì nhà máy ở đây hơn là theo bước những hãng đã đưa một số hoạt động trở lại Mỹ.
Đồng Peso của Mexico đã giảm 13% kể từ sau cuộc bầu cử, làm cho việc đưa nhà máy qua biên giới phía Nam càng trở nên hấp dẫn, bất chấp việc ông Trump đã thề sẽ phạt mạnh tay các công ty đưa việc làm ra nước ngoài.
Hãng Boeing, nhà xuất khẩu lớn nhất của Mỹ, tuần trước đã cho biết “ít cơ hội kinh doanh hơn và cạnh tranh gay gắt” khi hãng này công bố kế hoạch sa thải thêm nhân viên ở mảng máy bay thương mại vào năm tới, sau khi đã cắt giảm 8% năm 2016.
Boeing đã không đề cập đến biến động tiền tệ, nhưng đồng USD tăng giá đã giúp sức cho đối thủ Airbus – hãng nhiều năm vật lộn với giá đồng Euro cao. Một người phát ngôn của Airbus cho hay lợi ích công ty có được từ đồng USD là vô hình vì 40% bộ phận máy bay của hãng này phải mua từ Mỹ.
Nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu cắt giảm lực lượng lao động; nhân công trong ngành sản xuất giảm 51.000 người từ tháng 1/2015 đến tháng 11/2016, theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ.
Ben Herzon, nhà kinh tế lâu năm của Macroeconomic Advisers, một công ty dự báo kinh tế độc lập, tiến hành mô phỏng một sự gia tăng 10% trong sức mạnh của đồng USD sẽ càn quét nền kinh tế Mỹ.
Trong ba năm tới, các công ty sẽ dần dần điều chỉnh, tăng cường năng lực sản xuất ở các nhà máy nước ngoài, trong khi giảm ở nội địa, thay đổi chuỗi cung ứng của họ hoặc tăng tự động hóa.
Nếu đồng USD không mạnh hơn nữa, tổng GDP sau khi điều chỉnh lạm phát sẽ tăng tổng cộng 6,3% trong ba năm tới. Nếu đồng USD tiếp tục mạnh lên thêm 10%, tăng trưởng sẽ giảm đi 1,8%, theo mô phỏng của Macroeconomic Advisers.
Trước mắt, người tiêu dùng Mỹ đang được lợi từ việc chi trả ít hơn cho hàng nhập khẩu.
“Sẽ là tốt cho người tiêu dùng, chừng nào họ còn làm việc”, ông Hezon nhận định. Thời gian trôi qua, lợi ích này sẽ bị ăn mòn bởi mất việc làm trong ngành sản xuất, ông nói./.
Minh Vy (theo Wall Street Journal)
顶: 73675踩: 16
【ket qia bong da】Đồng USD tăng giá đe dọa đà hồi phục sản xuất ở Mỹ
人参与 | 时间:2025-01-10 18:57:55
相关文章
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- Hơn 150 tình nguyện viên tham gia Chiến dịch làm sạch biển
- 9 tháng đầu năm, Bình Long thu ngân sách 141 tỷ đồng
- 18/11/2012, tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông
- Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- Khai mạc Hội nghị Trung ương 13 (khoá XII)
- Đề nghị đưa lao động trở lại Libya
- Hụt hơn 3 tỷ USD giá dầu, tăng trưởng xuất khẩu không đạt kế hoạch
- Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- Hạt điều: Xuất nhiều, nhập cũng nhiều
评论专区