【nhan dinh chuyen gia】Bộ Tài chính đề xuất 5 giải pháp trọng tâm phát triển thị trường vốn an toàn, lành mạnh và hiệu quả

  发布时间:2025-01-25 20:36:32   作者:玩站小弟   我要评论
Đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường trái phiếu doanh nghiệpDiễn đàn Thị trường vốn ASEAN: nhan dinh chuyen gia。
Đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Diễn đàn Thị trường vốn ASEAN: Thúc đẩy phát triển bền vững,ộTàichínhđềxuấtgiảipháptrọngtâmpháttriểnthịtrườngvốnantoànlànhmạnhvàhiệuquảnhan dinh chuyen gia bao trùm và hồi phục hậu Covid-19
Thị trường vốn Việt Nam có sự phát triển và thành công vượt bậc
Thị trường vốn phát triển hoàn thiện về cấu trúc và quy mô
Bộ Tài chính đề xuất 5 giải pháp trọng tâm phát triển thị trường vốn an toàn, lành mạnh và hiệu quả
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: VGP

Thị trường vốn phát triển nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, thời gian qua thị trường vốn của Việt Nam phát triển nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu. Quy mô, sản phẩm, thanh khoản tăng nhanh, góp phần huy động được nguồn lực tài chính rất quan trọng cho nền kinh tế, hỗ trợ và bổ sung cho kênh cung ứng vốn truyền thống là tín dụng ngân hàng.

Thị trường vốn đã hình thành và vận hành đầy đủ các cấu phần bao gồm: Thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh.

"Quy mô tăng trưởng bình quân 28,5%/năm giai đoạn 2016-2021, năm 2021 đạt 134,5% GDP, gấp 3,5 lần năm 2015. Giá trị giao dịch hàng ngày tăng mạnh, bình quân từ đầu năm đến nay đạt 30,8 nghìn tỷ đồng, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2021. Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới vượt trước 3 năm so với mục tiêu đề ra", Thủ tướng dẫn chứng.

Tuy nhiên, Thủ tướng khẳng định, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, thị trường vốn còn những hạn chế, bất cập về cấu trúc thị trường, hạ tầng, công nghệ, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin thị trường... Cá biệt còn một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật khi tham gia thị trường.

Theo Thủ tướng, những sai phạm chỉ là thiểu số và việc xử lý là cần thiết, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đại đa số các nhà đầu tư, doanh nghiệp chân chính, hoạt động lành mạnh, tuân thủ pháp luật.

Bộ Tài chính đề xuất 5 giải pháp trọng tâm phát triển thị trường vốn an toàn, lành mạnh và hiệu quả
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Ảnh: VPG

Thông điệp mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra là: Làm trong sạch, lành mạnh thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp, đưa thị trường vào quỹ đạo phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.

Để thị trường phát triển ổn định, an toàn, bền vững, tại Hội nghị, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan đánh giá thực trạng tình hình và xu thế vận động, phát triển của thị trường, về cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát thị trường, về thông tin thị trường, tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình; cơ chế, chính sách, biện pháp gì để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia thị trường...

Quy mô của thị trường vốn tăng trưởng bình quân 28,5%/năm

Báo cáo về tình hình thị trường vốn năm 2021, các tháng đầu năm 2022 và định hướng phát triển thị trường theo hướng công khai, minh bạch, hiệu quả và bền vững, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thị trường tài chính đang ngày càng phát triển theo hướng cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu, góp phần quan trọng vào tái cơ cấu nợ công.

Đồng thời, thị trường trái phiếu bắt đầu trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho các DN bên cạnh kênh tín dụng ngân hàng, tạo đa dạng sản phẩm tài chính các kênh đầu tư cho các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay, thị trường vốn đã hình thành và vận hành đầy đủ các cấu phần bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh.

Quy mô của thị trường vốn tăng trưởng bình quân 28,5%/năm giai đoạn 2016-2021. Hiện tại, quy mô thị trường vốn đạt 134,5% GDP năm 2021, gấp 3,5 lần quy mô năm 2015; trong đó quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tương đương 93,8% GDP; quy mô thị trường trái phiếu đạt 39,7% GDP (trong đó trái phiếu Chính phủ là 22,7% GDP và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là 14,2% GDP).

Cùng với đó, để tạo nền móng phát triển thị trường, trong thời gian qua, khung pháp lý về thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu thường xuyên được hoàn thiện. Trong giai đoạn 2015 đến nay, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 18 Nghị định, 06 Quyết định và ban hành theo thẩm quyền trên 45 Thông tư.

Bộ Tài chính đề xuất 5 giải pháp trọng tâm phát triển thị trường vốn an toàn, lành mạnh và hiệu quả
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VPG

Khẳng định thị trường tăng trưởng ổn định, thể hiện sức chống chịu và phục hồi của nền kinh tế, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm 2021, chỉ số VN-Index có sự tăng trưởng tốt, thể hiện khả năng chống chịu với đại dịch và khả năng phục hồi của nền kinh tế.

Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 93,8%GDP vào cuối tháng 3/2022, tăng 3,37% so với cuối 2021 với 1.651 chứng khoán đang niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Tổng mức huy động vốn trên thị trường tiếp tục tăng, đáp ứng nhu cầu của Chính phủ và các doanh nghiệp. Trong năm 2021, tổng mức huy động vốn trên thị trường vốn đạt trên 1,12 triệu tỷ đồng, tương đương 38,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Hoạt động của các công ty đại chúng, doanh nghiệp niêm yết được cải thiện, nhà đầu tư tiếp tục hoạt động tích cực trên thị trường, hoạt động quản lý giám sát được nâng cao, tăng tính tuân thủ của thị trường...

Nhiều rủi ro tiềm ẩn

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, tình hình tăng trưởng nhanh của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu thời gian gầy đây đã phát sinh những rủi ro tiềm ẩn.

Theo đó, trên thị trường cổ phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá và ngày càng tinh vi, nhiều mã chứng khoán được đẩy giá lên cao không gắn với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa đảm bảo chất lượng.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tăng trưởng nhanh tiếp tục phát sinh rủi ro do có các nhà đầu tư cá nhân chưa hiểu biết rõ về pháp luật trong việc đầu tư, giao dịch TPDN riêng lẻ tham gia mua TPDN.

Bên cạnh đó, một số trường hợp đã có hành vi gian lận khi xác định trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để mua TPDN riêng lẻ. Đồng thời, tình hình tài chính của một số DN phát hành còn hạn chế; một số DN có mục đích sử dụng vốn không đúng với thông tin đã công bố.

Theo Bộ trưởng, mặc dù đã triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu các tổ chức kinh doanh chứng khoán, chất lượng hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường còn chưa đồng đều, còn xảy ra các hành vi tiêu cực.

Một số tổ chức kiểm toán, tổ chức thẩm định giá năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng các chuẩn mực nghề nghiệp. Một số tổ chức đại lý phát hành, tổ chức phân phối trái phiếu doanh nghiệp chưa tuân thủ đúng pháp luật.

Tập trung 5 giải pháp trọng tâm

Về định hướng điều hành và phát triển thị trường vốn thời gian tới, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính định hướng điều hành và phát triển thị trường vốn an toàn, lành mạnh và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Để đạt mục tiêu đó, Bộ Tài chính tập trung vào 5 giải pháp chính.

Thứ nhất, tổ chức điều hành thị trường gắn với hoàn thiện khung khổ pháp lý. Theo đó, trước mắt, Bộ Tài chính sẽ khẩn trương trình Chính phủ sửa đổi quy định về phát hành TPDN riêng lẻ tại Nghị định số 153/2020/NĐCP theo hướng siết chặt một cách hợp lý, quản lý chặt chẽ các công ty chứng khoán tư vấn phát hành; các DN yếu kém không được phát hành; thu hẹp lại mục tiêu huy động trái phiếu chỉ phục vụ cho việc đầu tư triển khai dự án; DN sau khi phát hành phải thông báo ngay cho Sở GDCK, UBCKNN và thường xuyên có công bố thông tin về việc sử dụng tiền từ huy động trái phiếu.

Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng sẽ nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ để trình Quốc hội rà soát tổng thể các quy định tại Luật Chứng khoán.

Thứ hai,tích cực triển khai công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán, nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng của các định chế trung gian thị trường.

Theo đó, sẽ rà soát, phân loại đối với từng tổ chức cung cấp dịch vụ, trường hợp sai phạm sẽ rút giấy phép; khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường chứng khoán triển khai ứng dụng fintech, phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư và sự phát triển của thị trường. Đồng thời, tiếp tục phát triển hoạt động dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, khuyến khích việc cung cấp dịch vụ và nâng cao năng lực của các tổ chức này.

Thứ ba,cải thiện chất lượng cầu đầu tư hướng tới cầu đầu tư bền vững. Thúc đẩy việc hình thành và hoạt động của các định chế đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn như các quỹ đầu tư, các quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm..

Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác giám sát, Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác thanh tra, giám sát để vừa đảm bảo cho sự phát triển của thị trường, vừa phát hiện, xử lý các hành vi thao túng trên thị trường chứng khoán

Thứ năm,tăng cường công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành và hoạt động hợp tác quốc tế trong công tác điều hành và quản lý giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu với thị trường tiền tệ, tín dụng ngân hàng bảo đảm tính công khai, minh bạch trên thị trường vốn, ổn định thị trường tài chính, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

相关文章

最新评论