当前位置:首页 > Cúp C1

【soi kèo trabzonspor】TP. Hồ Chí Minh: Tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công
Thi công công trình nút giao An Phú, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: CTV

Nỗ lực lớn nhưng chưa đáp ứng kỳ vọng

Đến hết tháng 8/2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) đạt 29%, (tương đương số vốn 25.252 tỷ đồng), tăng 52,1% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù trong quý II/2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của thành phố đã có nhiều khởi sắc hơn trước đó, nhưng tỷ lệ trên còn thấp hơn khá nhiều so với mặt bằng chung cả nước, dù giá trị tuyệt đối có cao hơn so với cùng kỳ do năm nay thành phố được giao đến gần 70.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, gấp đôi so với năm ngoái.

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND thành phố, để đạt được kết quả trên, TP. HCM đã nỗ lực, quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn trong đầu tư công, thúc đẩy đầu tư tư nhân để dòng vốn chảy vào nền kinh tế. Ngay từ đầu quý II/2023, thành phố đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Thành phố đã công khai, minh bạch mọi vấn đề để tạo niềm tin cho doanh nghiệp, cùng với sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, động viên khuyến khích tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

TP. Hồ Chí Minh: Tập trung tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công
Một góc trung tâm TP. Thủ Đức nhìn từ trên cao. Ảnh: Sơn Nam

Kết quả giám sát chuyên đề mới đây của Thường trực HĐND TP. HCM và trên cơ sở tổng hợp, phân tích từ các chuyên gia nhìn nhận, hiện tại TP. HCM nổi lên một số vướng mắc cần được quan tâm tháo gỡ.

Nguyên nhân chính là công tác giải phóng mặt bằng kéo dài; quy trình xử lý hồ sơ từ quận huyện lên các sở ngành chưa hiệu quả; một số nhà thầu có năng lực hạn chế. Cùng với đó, vẫn còn tình trạng một số chủ đầu tư thiếu chủ động trong việc theo dõi, kiểm tra, làm phát sinh khối lượng, hạng mục. Công tác quản lý dự án đầu tư còn tồn tại thiếu sót trong khâu lựa chọn nhà thầu, đơn vị thi công…

Về tổng thể triển khai nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, công tác triển khai đầu tư công trên địa bàn rất chậm, thậm chí có một số dự án còn chưa giải ngân. Nguyên nhân chính do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm, thiếu sự phối hợp đồng bộ của các bên có liên quan.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế xã hội TP. HCM những tháng đầu năm 2023 diễn ra trong bối cảnh phải đương đầu với khó khăn nhiều hơn thuận lợi do triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới đang bị đe doạ bởi lạm phát, hệ thống tài chính toàn cầu suy yếu, việc thắt chặt chính sách tài chính, tiền tệ; những ảnh hưởng từ thị trường bất động sản, tài chính trong nước, cùng với giải ngân đầu tư công chậm đã ảnh hưởng đến đà phục hồi của nhiều lĩnh vực kinh tế.

Trên cơ sở nhận diện những khó khăn, vướng mắc trên, TP. HCM đã và đang thực hiện một số giải pháp cụ thể để giải ngân đầu tư công trong thời gian tới.

Cần giải ngân khoảng 45.000 tỷ đồng

Trong 4 tháng còn lại của năm 2023, TP. HCM cần giải ngân khoảng 45.000 tỷ đồng đầu tư công để đạt mục tiêu đề ra. Con số này gần bằng giá trị giải ngân của 2 năm 2021 và 2022 cộng lại, được xem là một áp lực rất lớn trong khi lãnh đạo thành phố khẳng định sẽ kiên trì mục tiêu đạt tỷ lệ giải ngân cuối năm là 95%. Để hoàn thành nhiệm vụ rất thách thức này, nhiều giải pháp đang được chính quyền thành phố tích cực triển khai.

Hiện thành phố đang tập trung nhiều giải pháp như tăng cường nhân lực cho các dự án vốn lớn như vành đai 3, giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục dự án đầu tư công giữa các sở ngành.

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết: "Từ khi hồ sơ gửi lên, đến khi có được một cái giá để quận, huyện áp vào để tính kéo dài đến 1 tháng. Liên quan đến giải phóng mặt bằng, tôi đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Văn phòng Ủy ban cần sát sao hơn để rút ngắn thời gian chỉ còn 1 tuần".

Cũng theo ông Mãi, thành phố cần tiếp tục nâng cao hiệu quả tổ công tác đầu tư trong việc phối hợp các sở, ban, ngành giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án có sử dụng đất trên địa bàn; đề xuất các giải pháp thực hiện đa dạng các hình thức trong hợp tác công tư; trong đó, có quyền cho thuê đất, cho thuê tài sản; đầu tư hạ tầng thành phố.

“TP. HCM xác định sẽ lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt huy động các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước, đẩy mạnh hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng chiến lược kết hợp với việc rà soát lại toàn bộ nguồn lực tiềm năng trong huy động nguồn vốn cho đầu tư công” - ông Phan Văn Mãi khẳng định.

Theo các chuyên gia, để đạt kết quả cao hơn nữa trong giải ngân đầu tư công, thành phố cần tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án có thu hồi đất; kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tư công nhằm góp phần đưa hoạt động đầu tư công thực hiện có hiệu quả, đảm bảo đúng quy định.

Cùng với đó, cần phân công các lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ từng dự án để đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nảy sinh. Kết quả thực hiện và giải ngân của các dự án sẽ là căn cứ chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2023 của lãnh đạo được phân công theo dõi, chủ đầu tư dự án và cá nhân liên quan.

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM Đào Minh Chánh cho biết, sở đã ban hành chương trình hành động giải ngân vốn đầu tư công và thường xuyên theo dõi, đôn đốc, tham mưu các giải pháp thực hiện công tác giải ngân kế hoạch vốn ngân sách nhà nước.

Đồng thời, tham mưu nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ công tác về đầu tư, tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư có sử dụng đất, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI… nhằm kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư, doanh nghiệp.

分享到: