【lịch thi ddaaus ngoại hạng anh】Vốn FDI chảy vào bất động sản tăng 89%
Vốn FDI chảy vào bất động sản tăng 89%
(Dân trí) - Tổng vốn FDI đăng ký trong 11 tháng đạt 31,4 tỷ USD, trong đó, 5,63 tỷ đồng chảy vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tăng 89,1% so với cùng kỳ.
Theo dữ liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong 11 tháng năm nay, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, về đăng ký mới có 3.035 dự ánmới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 1,6% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt gần 17,39 tỷ USD, tăng 0,7%. Bên cạnh đó còn có 1.350 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 12,9%; tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 9,93 tỷ USD, tăng 40,7%.
Tuy nhiên, về góp vốn, mua cổ phần có 3.029 giao dịch, giảm 7% so với cùng kỳ. Tổng giá trị vốn góp đạt gần 4,06 tỷ USD, giảm mạnh 39,7%.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 20,2 tỷ USD, chiếm gần 64,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 8,7% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, ngành kinh doanhbất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,63 tỷ USD, chiếm hơn 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 89,1% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,37 tỷ USD và hơn 1,12 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.
Thống kê cho thấy, đã có 110 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 11 tháng năm nay. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 9,14 tỷ USD, chiếm hơn 29,1% tổng vốn đầu tư, tăng 53,7% so với cùng kỳ 2023. Hàn Quốc đứng thứ hai với hơn 3,89 tỷ USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư, giảm 9% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản,…
Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 28,3%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 22,4%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 25%).
Nguồn vốn FDI chảy vào 55 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 11 tháng qua. Trong đó, Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5,04 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Tiếp theo là Quảng Ninh với hơn 2,29 tỷ USD, chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 26,3% so với cùng kỳ.
TPHCM đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,28 tỷ USD, chiếm gần 7,3% tổng vốn đầu tư cả nước. Các vị trí kế tiếp lần lượt là Hải Phòng, Hà Nội, Bình Dương,… Nếu xét về số dự án, TPHCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 42,3%), số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 14,7%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 70,9%).
Sau 11 tháng, vốn thực hiện của các dự án FDI ước đạt khoảng 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Tính lũy kế đến ngày 30/11, cả nước có 41.720 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 496,7 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt gần 318,9 tỷ USD, bằng 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
相关文章
Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgenceJanuary 03, 2025 - 22:072025-01-11Quốc kỳ Việt Nam tung bay tại Lễ thượng cờ SEA Games 29
Sáng 16/8, tại sân Bukit Jalil, thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) đã diễn ra2025-01-11Giảm mạnh phiên đầu tuần, giá vàng SJC lùi xa mốc 71 triệu đồng
Khách hàng giao dịch vàng tại thị trường Hà2025-01-11Khát vọng phát triển luôn rực cháy
Với lợi thế là tỉnh ven biển, Quảng Ninh đang ph&aac2025-01-11Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
Giá heo hơi trên cả nước đang được mua bán chênh lệch trong khoảng 64.000 - 69.000 đồng/kg. Ảnh tư l2025-01-11Trao 'cần câu' cho lao động nông thôn
Phát huy nghề được đào tạoĐược ng+2025-01-11
最新评论