【trận đấu pohang steelers】Nhật Bản thay đổi đối sách trước tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc?
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Nhóm G20 tại Hamburg vào tháng 7, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã ngụ ý rằng Tokyo sẵn sàng tham gia kế hoạch phát triển kinh tế "Một Vành đai, Một con đường” (OBOR) của Bắc Kinh. Quyết định của giới lãnh đạo Nhật được đưa ra hiển nhiên xuất phát từ mối lo ngại các công ty trong nước có thể bị trượt khỏi các dự án xây dựng đầy lợi nhuận khi dự án "Con đường Tơ lụa” này vươn tới khu vực Đông Nam Á, các cộng hoà Trung Á, Trung Đông và xa hơn nữa.
Song chỉ ba tháng sau và sau khi những người bảo thủ trong nước bày tỏ mối quan ngại quan hệ hợp tác chặt chẽ như vậy với một chính phủ mà theo họ đang tận dụng mọi cơ hội để làm suy yếu vị thế của Nhật, Ngoại trưởng Nhật Taro Kono tuyên bố ông có ý định nhân chuyến viếng thăm sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất một dự án được xem là thay thế đề xướng OBOR của Trung Quốc.
Đối thoại Mỹ, Nhật, Ấn, Austraylia
Trả lời phỏng vấn tờ nhật báo kinh tế Nikkei vào ngày 25/10, ông Kono cho hay Tokyo muốn thiết lập kênh đối thoại cấp cao giữa Nhật, Mỹ, Ấn Độ và Australia để bốn cường quốc này thúc đẩy thương mại tự do và hợp tác về quốc phòng và an ninh ở khu vực Biển Đông, dọc Ấn Độ Dương và mọi nẻo đường dẫn tới Châu Phi.
Ông Kono cho biết thêm rằng ông đã ngỏ lời hợp tác với các nước khác, như Anh và Pháp và kế hoạch này rõ ràng được vạch ra nhằm đối trọng lại sức mạnh quân sự và kinh tế lớn mà Bắc Kinh đang mở rộng.
"Chúng ta đang trong kỷ nguyên khi Nhật cần phải nỗ lực về mặt ngoại giao bằng cách vẽ lên một bức tranh chiến lược tổng thể," ông Kono nói và bổ sung rằng "Các vùng biển mở cửa và tự do sẽ có lợi cho tất cả các nước, bao gồm Trung Quốc và sáng kiến 'Một Vành đai và Một Con đường' của nước này.
Bất chấp có những ý kiến cho rằng sáng kiến của Nhật sẽ đồng thời hỗ trợ các hoài bão của Trung Quốc, song không thể phủ nhận một thực tế là Tokyo đang nỗ lực xây dựng sự đoàn kết giữa các nước bé và lớn để kiềm chế sự "bành trướng" của Bắc Kinh. Trong một vài năm gần đây, người Nhật lo ngại về phương cách mà Trung Quốc đang phô diễn sức mạnh kinh tế và quân sự của mình và đặc biệt là vào năm 2015 khi Trung Quốc bất chấp sự phản đối của quốc tế chiếm đóng một loạt các đảo san hô và các vùng đá ngầm ở Biển Đông.
Chiếm đóng đơn phương
Những hòn đảo này thuộc chủ quyền của các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei và cộng đồng quốc tế lên án quyết định đơn phương chiếm đóng, phát triển và quân sự hoá các đá, đảo đá này của Bắc Kinh. Cho đến nay, ít có khả năng binh lính Trung Quốc có thể rút khỏi các đảo này. Do đó, Nhật Bản lo sợ rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng các chiến thuật kinh tế và quân sự cao tay tương tự để đạt được các mục tiêu của mình ở một nơi nào đó khác thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Giáo sư giảng dạy bộ môn quan hệ quốc tế thuộc trường Đại học Fukui, Yoichi Shimada, cho biết; "Đề xuất này theo tôi có ý nghĩa rất tích cực đối với Nhật và các nước như Mỹ, Ấn Độ và Australia. Sau này, khi đề xướng này được xây dựng đầy đủ hơn, đây có thể là điều tốt cho tất cả các nước ở Đông Nam Á."
"Điều quan trọng là chúng ta có một phương án thay thế cho những ý tưởng của Trung Quốc vì các nước có thể tham gia kế hoạch của Trung Quốc và Bắc Kinh sau đó có thể rất dễ dàng thay đổi các kế hoạch đó theo hướng có lợi hơn cho mình," ông nói.
Ông Shimada nhận định: "Trung Quốc to lớn và hùng mạnh đến mức không có nhiều nước có thể dũng cảm đương đầu với nước này. Tôi tin rằng có rủi ro liên quan đến bất cứ nước nào nếu đặt toàn bộ số trứng mình có vào trong một giỏ là hợp tác duy nhất với Trung Quốc”.
Ông Shimada cũng tin tưởng vào một liên minh giữa Nhật, Ấn độ, Australia và Mỹ sẽ có một bề dày thành tích tốt hơn và tiếng tăm hơn trên trường quốc tế.
Garren Mulloy, một chuyên gia về quốc phòng và là phó giáo sư giảng dạy bộ môn quan hệ quốc tế thuộc trường Đại học Daito Bunka của Nhật, cũng cho rằng Australia và Ấn Độ sẽ quan tam tham gia đề xướng của Nhật vì hai nước này cũng đang tim cách đối trọng lại các chính sách mở rộng của Trung Quốc ở các lĩnh vực có thể xâm hại trực tiếp đến an ninh của nước mình.
Ông nói: "Cụ thể là Australia và Nhật cảm thấy thất vọng sau khi ông Trump rút khỏi hiệp định mậu dịch tự do Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và các nước này đã và đang tìm kiếm 'một diễn dàn thứ ba' để có thể tham gia."
Australia khó cưỡng lại Trung Quốc?
Trung Quốc là nước đối tác kinh doanh lớn nhất của Australia và trong những năm gần đây các công ty Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Australia. Một trong những thoả thuận nhiều khúc mắc nhất đó là việc cho môt công ty Trung Quốc thuê cảng ở Darwin thuộc miền Bắc Australia. Nhiều nhà phê bình đã chỉ trích thương vụ này vì cho rằng thật là phi lý khi trao nhiều tài sản hạ tầng chiến lược của quốc gia vào tay một đối thủ. Lầu Năm góc cũng không vui vẻ với hợp đồng này vì Darwin là cơ sở hàng hải quan trọng của hải quân Mỹ và các công ty hàng hải của nước này.
Mặt khác, theo ông Mulloy, dự án "Một Vành vai và Một Con đường” của Trung Quốc dường như không đem lại mấy giá trị cho Canberra. Vì thế, một liên minh với Nhật, Ấn Độ và Mỹ có thể là một bước đi hợp lý hơn.
Tương tự, Ấn Độ đã chứng kiến Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Sri Lanka, nơi các nguồn vốn của Bắc Kinh được dùng để chi trả cho một cơ sở cảng mới mà đã được các tàu chiến Trung Quốc ghé thăm.
Với niềm tin một đề xướng mới của Nhật thay thế cho các kế hoạch hoài bão của Trung Quốc có thể đem lại lợi ích cho khu vực, ông Mulloy nhận định rằng các nước lựa chọn tham gia sẽ không phải xoay xở tiền đầu tư nhiều như Trung Quốc đã mắc kẹt vốn vào dự án Con đường Tơ lụa của thế kỷ 21.