Khả năng hạ lãi suất là điều có thể dự đoán được vì trong bối cảnh các chính sách tài khóa đã được thực thi,ứngkhoántuầnhận định trận leipzig các ngân hàng cũng mới chủ yếu tự chủ động tung các gói cho vay hỗ trợ doanh nghiệp. Giảm lãi suất điều hành là hành động phù hợp từ Ngân hàng Nhà nước, vừa hỗ trợ các ngân hàng, vừa phát đi thông điệp chính sách mạnh mẽ hơn.
Thị trường chứng khoán chắc chắn thích điều này vì lãi suất luôn được coi là “kẻ thù” của chứng khoán. Phiên giao tăng mạnh cuối tuần qua đi cùng với mức thanh khoản cao kỷ lục có thể coi là một phản ứng sớm của những nhà đầu tư nhạy tin. Dịp cuối tuần các thông tin hỗ trợ trở nên rõ ràng hơn và điều này sẽ củng cố tâm lý lạc quan có được trong những phiên cuối tuần qua.
VN-Index tính chung cả tuần tăng 5,8% so với tuần trước, tương đương 44,62 điểm. Trong đó, chỉ riêng 3 phiên cuối tuần chỉ số đã tăng xấp xỉ 50 điểm. Đặc biệt phiên ngày thứ sáu, hai sàn chứng kiến mức thanh khoản bùng nổ hơn 6.800 tỷ đồng khớp lệnh và gần 7.600 tỷ đồng tổng giao dịch.
Giao dịch lớn như vậy có thể xuất phát từ hai yếu tố hỗ trợ. Đầu tiên là các thông tin tốt dự kiến xuất hiện trong hội nghị dịp cuối tuần. Không khó để dự đoán rằng các doanh nghiệp sẽ kêu khó và cơ quan quản lý sẽ đưa ra các chính sách hỗ trợ. Thứ hai là trong trường hợp thị trường tăng mạnh, VN-Index sẽ có đột biến về mặt kỹ thuật nhờ vượt được đỉnh cao nhất hồi tháng 4 vừa qua. Từ góc độ này, thị trường được cho là sẽ xuất hiện một đợt tăng mới.
Cuối tuần qua cũng xuất hiện số liệu mới nhất về số tài khoản mở mới trong tháng 4/2020. Đã có kỷ lục mới được thiết lập với tổng số 36.867 tài khoản mở mới, trong đó nhà đầu tư cá nhân trong nước mở 36.652 tài khoản. Cả hai con số này đều cao hơn kỷ lục của tháng 3 (tổng số 32.140 tài khoản, trong đó nhà đầu tư trong nước là 31.832 tài khoản). Như vậy thị trường vẫn đang thu hút được sự quan tâm của cộng đồng.
Số tài khoản mở mới rất nhiều cũng đồng nghĩa với việc thị trường nhận thêm được lượng tiền mới. Không thể đo đếm chính xác quy mô lượng tiền mới nạp vào tài khoản nhưng thanh khoản đạt mức cao cho thấy việc xuất hiện dòng tiền mới là có thực và khá lớn.
Đối với thị trường bên ngoài, các số liệu ảm đạm của nền kinh tế Mỹ và châu Âu vẫn không cản được đà tăng của các thị trường chứng khoán này. Chỉ số S&P 500 của Mỹ tuần qua cũng tăng 3,5% và tiệm cận đỉnh cao nhất của tháng 4/2020 và chỉ còn thấp hơn đỉnh cao lịch sử trước dịch bệnh 13,5%. Trong khi đó VN-Index hiện vẫn thấp hơn đỉnh cao trước dịch bệnh 17,9%.
Tổng thể nhiều yếu tố lạc quan trong ngắn hạn, từ thông tin hỗ trợ mới lẫn dòng tiền là động lực khiến thị trường chưa thể điều chỉnh được như chờ đợi của không ít nhà đầu tư lẫn các công ty chứng khoán. Sức mạnh từ các blue-chips lớn đã giúp VN-Index hình thành xu hướng kỹ thuật thuyết phục được nhiều nhà đầu tư khác. Ví dụ khối tự doanh được thống kê tuần qua đã trở lại mua ròng hơn 1.200 tỷ đồng, trong khi 6 tuần liên tiếp trước đó bán ròng.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/5 | Giá đóng cửa ngày 29/4 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/5 | Giá đóng cửa ngày 29/4 | Mức tăng (%) |
DAT | 7.34 | 10.5 | -30.1 | VAF | 5.25 | 4.01 | 30.92 |
CMV | 11.35 | 15 | -24.33 | SVC | 74 | 57 | 29.82 |
CLG | 1.71 | 2.05 | -16.59 | BTT | 45.15 | 35.25 | 28.09 |
LMH | 1.05 | 1.2 | -12.5 | DRH | 5.86 | 4.6 | 27.39 |
TSC | 2.18 | 2.49 | -12.45 | HTN | 18.6 | 14.85 | 25.25 |
CEE | 13.15 | 15 | -12.33 | SVT | 8.15 | 6.65 | 22.56 |
SVI | 66 | 74.5 | -11.41 | HAS | 6.98 | 5.7 | 22.46 |
LGL | 4.45 | 5.02 | -11.35 | VNE | 4.78 | 3.92 | 21.94 |
NAV | 18 | 20.15 | -10.67 | PC1 | 17 | 14.1 | 20.57 |
DXV | 2.3 | 2.56 | -10.16 | RAL | 85.9 | 72 | 19.31 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/5 | Giá đóng cửa ngày 29/4 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/5 | Giá đóng cửa ngày 29/4 | Mức tăng (%) |
DL1 | 14.6 | 24.5 | -40.41 | DPS | 0.3 | 0.2 | 50 |
SJC | 0.5 | 0.8 | -37.5 | VHE | 6 | 4.1 | 46.34 |
SCL | 2.3 | 3.5 | -34.29 | SDA | 2.6 | 1.8 | 44.44 |
MEC | 0.6 | 0.9 | -33.33 | PDC | 7.8 | 5.6 | 39.29 |
PCT | 5.2 | 7.7 | -32.47 | MDC | 5.7 | 4.1 | 39.02 |
HCT | 16.4 | 22.6 | -27.43 | TMB | 12.8 | 9.6 | 33.33 |
HTP | 8 | 11 | -27.27 | DST | 2.4 | 1.8 | 33.33 |
KLF | 1.8 | 2.4 | -25 | VNT | 55.7 | 41.9 | 32.94 |
WSS | 1.8 | 2.4 | -25 | SFN | 25.5 | 19.4 | 31.44 |
NGC | 2.9 | 3.8 | -23.68 | VTS | 31.6 | 24.4 | 29.51 |
Nhà đầu tư nước ngoài cũng có thay đổi đáng chú ý khi phiên bùng nổ cuối tuần qua cũng mua ròng hỗ trợ thị trường. Tổng giá trị mua ròng cổ phiếu trên sàn HSX khoảng 55 tỷ đồng, nhưng riêng khớp lệnh lại mua ròng 114 tỷ đồng. Cổ phiếu trong nhóm VN30 thậm chí được mua ròng gần 148 tỷ đồng. Đây là phiên đảo ngược vị thế từ bán ròng sang mua ròng rất ấn tượng, dù tổng thể cả tuần khối này vẫn bán ròng hơn 2.787 tỷ đồng với cổ phiếu 3 sàn, trong đó VHM bị bán ròng thỏa thuận 2.145 tỷ đồng.
Nói chung thị trường đang ở thời điểm cộng hưởng nhiều yếu tố hỗ trợ, thậm chí nhìn đâu cũng thấy tin tốt: Các hoạt động kinh tế đang diễn ra bình thường hơn; các chính sách hỗ trợ mạnh đang được thực thi; cả thế giới đều đang tái khởi động lại hoạt động kinh tế, không còn ai quan tâm đến các thống kê về dịch bệnh nữa; các thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa tăng mạnh; thanh khoản trên thị trường tăng cao, các phân tích kỹ thuật ủng hộ chiều hướng tăng...
Điều duy nhất xấu lúc này là có quá nhiều tâm lý lạc quan, đến mức tin bất lợi bị bỏ qua, tin tốt được nhân lên. Thị trường có thể tiếp tục phá kỷ lục về thanh khoản trong vài phiên tới khi nhà đầu tư chấp nhận “tất tay”.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
27.4.2020 | 4,079.7 | 189.5 | 662.6 |
28.4.2020 | 3,448.8 | 191.9 | 594.3 |
29.4.2020 | 3,632.4 | 387.0 | 574.1 |
4.5.2020 | 3,279.1 | 345.2 | 465.2 |
5.5.2020 | 2,719.4 | 306.4 | 427.1 |
6.5.2020 | 3,838.1 | 343.0 | 589.1 |
7.5.2020 | 3,981.7 | 330.9 | 411.6 |
8.5.2020 | 6,836.5 | 656.9 | 561.6 |
Trọng Nghĩa