您的当前位置:首页 > Thể thao > 【ty so u19】Hội nhập, hợp tác quốc tế về hải quan tạo lực đẩy cho thương mại 正文

【ty so u19】Hội nhập, hợp tác quốc tế về hải quan tạo lực đẩy cho thương mại

时间:2025-01-10 23:02:45 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu bằng má ty so u19

Hội nhập, hợp tác quốc tế về hải quan tạo lực đẩy cho thương mại

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu bằng máy soi. Ảnh: Châu Anh.

Hưởng nhiều lợi ích từ các nguồn lực quốc tế

Những năm gần đây, hợp tác và hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng. Trong bối cảnh đó, Hải quan Việt Nam phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ để phục vụ cho sự phát triển kinh tế và bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia. Để làm được, việc cải cách, hiện đại hóa các quy trình, thủ tục hải quan là vô cùng quan trọng, nhằm tạo thuận lợi thương mại hợp pháp và công tác thực thi pháp luật hải quan, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Hải quan Việt Nam. Tuy nhiên, cải cách, hiện đại hóa không chỉ trông chờ vào nguồn lực từ Nhà nước bởi nhiều yếu tố khách quan. Chính vì vậy, tìm sự hỗ trợ từ các đối tác, tổ chức quốc tế là một hướng đi đã được ngành Hải quan hướng đến.

Ghi nhận tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, mỗi ngày, cơ quan hải quan đóng tại đây tiến hành soi chiếu khoảng 300 tấn hàng hóa. Hệ thống máy soi chiếu này đã cung cấp những hình ảnh chất lượng cao về mọi kiện hàng hóa khi ra vào kho dịch vụ hàng hóa, qua đó giúp lực lượng hải quan xác định chính xác các mặt hàng cấm bên trong như chất nổ, vũ khí, ma túy… Đây là kết quả “đầu ra” của Chương trình Kiểm soát xuất khẩu và an ninh biên giới mà Chính phủ Mỹ hỗ trợ Hải quan Việt Nam nhằm tăng cường kiểm soát hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam qua đường hàng không.

Theo ông Phùng Quang Minh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài (Cục Hải quan Hà Nội), nhờ có việc sử dụng hệ thống máy soi, cơ quan hải quan đã phát hiện kịp thời 29 vụ vận chuyển ma túy với khoảng 285 kg ma túy các loại, bắt giữ 12 đối tượng. Từ đầu năm 2024 đến nay, Hải quan Nội Bài cũng đã phát hiện được rất nhiều các vụ việc vi phạm khác thông qua cái biện pháp soi chiếu.

Một ví dụ điển hình khác chính là Hệ thống Thông quan hàng hóa tự động VNACCS/VCIS do Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho ngành Hải quan. Được đưa vào hoạt động đã 14 năm, Hệ thống này đã mang lại những hiệu quả vô cùng rõ rệt, tạo ra bước ngoặt quan trọng đưa hải quan thủ công, hải quan điện tử trở thành hải quan tự động.

Hàng loạt các dự án khác như Dự án Tạo thuận lợi thương mại (Dự án TFP) tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ; Chương trình Kiểm soát Container (CCP) do Văn phòng Liên Hợp quốc về chống ma túy và tội phạm (UNODC) tài trợ; Chương trình toàn cầu về quản lý các chất nguy hiểm (GRIDS) (hợp tác với Ủy ban Kiểm soát ma túy quốc tế (INCB); Dự án Megaports do Bộ Năng lượng Hoa Kỳ tài trợ.

Hay trong khuôn khổ hợp tác song phương với Trung Quốc, Hải quan Trung Quốc dành cho Hải quan Việt Nam các khóa đào tạo ngắn hạn theo các chủ đề nghiệp vụ như phân loại hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, trị giá, điều tra, phân tích, thu thập, xử lý thông tin, huấn luyện chó nghiệp vụ, quản lý rủi ro, quản lý hải quan hiện đại, thống kê hải quan, thương mại điện tử, hợp tác xuyên biên giới, hải quan thông minh, các sáng kiến khu vực...

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Úc (ABF) đã hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực cho các cán bộ của Hải quan Việt Nam trong lĩnh vực điều tra, khám xét tàu thuyền, phân tích hình ảnh soi chiếu và tiếng Anh.

Với Hàn Quốc, hai bên đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác phát triển và xây dựng năng lực như duy trì trao đổi đoàn ở cấp tổng cục và địa phương để khảo sát kinh nghiệm thực thi các lĩnh vực nghiệp vụ và quản lý hải quan, trao đổi thông tin về chính sách hải quan, xu thế phát triển hải quan hiện đại, ứng dụng công nghệ vào quản lý hải quan….

Tạo dựng sự chuyên nghiệp

Những thành quả của hợp tác quốc tế trong ngành Hải quan đã giúp tạo dựng sự chuyên nghiệp, hội nhập hiệu quả, văn minh, hiện đại, trách nhiệm trong thực thi các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Hải quan Việt Nam.

Ông Hoàng Đình Trung - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan) cho biết, đây là những chương trình, dự án lớn đã giúp cho Hải quan Việt Nam hoàn thiện thể chế, chính sách và đơn giản hóa, tự động hóa thủ tục hải quan, chuyển đổi phương thức quản lý từ hình thức thủ công sang hiện đại, tự động rút ngắn được thời gian thông quan cho doanh nghiệp.

Hiện nay, Hải quan Việt Nam đã mở rộng hợp tác với các nước thông qua việc đàm phán, ký kết và triển khai gần 40 điều ước và thỏa thuận quốc tế với hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ. Các thỏa thuận và các điều ước quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, đảm bảo an ninh, chủ quyền, lợi ích kinh tế quốc gia, đồng thời thể hiện vai trò của Hải quan Việt Nam là thành viên quan trọng, có trách nhiệm của nhiều diễn đàn, tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu.

Theo ông Trung, cũng qua những hoạt động đó, Hải quan Việt Nam có thể tận dụng tri thức của quốc tế, tận dụng những thông lệ hay để vận dụng, áp dụng trong thực tế tại Việt Nam. Đặc biệt là khẳng định được vị thế của Việt Nam trong hợp tác và hội nhập quốc tế về hải quan toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của Hải quan Việt Nam trong cộng đồng Hải quan thế giới.

Tạo sự kết nối giữa các bên liên quan

TS Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban nghiên cứu MTKD & NLCT (CIEM).

Trong quá trình thực hiện các dự án tạo thuận lợi thương mại với các tổ chức quốc tế, phía lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo, điều hành sát sao, thậm chí tạo áp lực lớn hơn cả sự kỳ vọng từ các dự án đặt ra. Đặc biệt, từ việc triển khai các dự án, đã tạo ra sự kết nối giữa các bên liên quan, thúc đẩy các bộ, ngành coi trọng hơn đối với những vấn đề mà cơ quan hải quan nêu lên. Bà Nguyễn Minh Thảo - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM)