Giá lương thực thế giới giảm nhẹ sau khi tăng kỷ lục |
Khi cuộc xung đột xảy ra ở Ukraine,ệlụykhicuộckhủnghoảnglươngthựcthếgiớibắtđầubùngphámc va mu khủng hoảng lương thực thế giới bắt đầu bùng phát, những người thiếu thốn nhất ở Trung Đông, Trung Á và phần lớn châu Phi sẽ vướng vào làn sóng dữ dội khi giá lương thực leo thang. Vào năm 2021, gần 700 triệu người, hay 9% dân số thế giới - gần 2/3 trong số đó ở châu Phi cận Sahara - sống với mức dưới 1,90 USD mỗi ngày, theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới về tình trạng nghèo cùng cực. Bất kỳ sự gia tăng đáng kể nào của giá thực phẩm có thể khiến hàng triệu người rơi vào nghèo đói. Một báo cáo của Standard & Poor’s dự đoán cuộc khủng hoảng lương thực sẽ kéo dài đến năm 2024 và có thể xa hơn nữa, cảnh báo rằng nó có thể ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội, tăng trưởng kinh tế.
Ủy ban Cứu hộ Quốc tế đã cảnh báo thế giới về một "nạn đói" sắp xảy ra, trong đó thêm 47 triệu người - chủ yếu ở vùng Sừng châu Phi, Sahel, Afghanistan và Yemen - có thể bị đẩy vào tình trạng đói nghiêm trọng. Trước khi xung đột Nga- Ukraine, hai quốc gia nằm trong số ba nhà xuất khẩu lúa mì, ngô, hạt cải dầu, hạt hướng dương và dầu hướng dương hàng đầu thế giới. Hai nước chiếm 12% tổng lượng calo thực phẩm được giao dịch. Nga là nước sản xuất phân bón lớn nhất. Chi phí năng lượng tăng đang ảnh hưởng đến mọi thứ. Ở Ghana, lạm phát đang ở mức 25%, ăn mòn sức mua. Tại Nigeria, ngân hàng trung ương đã gây bất ngờ cho thị trường khi tăng lãi suất lên 150 điểm cơ bản. Mới đây, Kenya đã tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần bảy năm, với lý do gián đoạn chuỗi cung ứng và giá hàng hóa tăng.
Về lâu dài, nhiều quốc gia - đặc biệt là ở châu Phi, nơi dân số đô thị đang tăng nhanh nhất - cần phải suy nghĩ kỹ hơn về an ninh lương thực. Tuyên bố Maputo năm 2003 cam kết các nguyên thủ châu Phi dành ít nhất 10% ngân sách phân bổ cho nông nghiệp. Thay vì nỗ lực nghiêm túc để nâng cao sản lượng trong nước, quá nhiều chính phủ đã tìm cách xoa dịu những người dân thành thị đang bồn chồn bằng việc nhập khẩu lương thực. Châu Phi là khu vực tiêu thụ lúa mì tăng trưởng nhanh nhất mặc dù ngoài một số quốc gia bao gồm Kenya và Nam Phi, rất ít lúa mì được trồng trên lục địa này. Các loại cây trồng được sản xuất tại địa phương cần được quan tâm nhiều hơn. Việc sử dụng rộng rãi hạt teff, một loại ngũ cốc cổ xưa của Ethiopia, ở vùng Sừng Châu Phi là một ví dụ điển hình. Các loại cây trồng khác có thể được ăn rộng rãi hơn bao gồm sắn, được trồng ở tây và trung Phi, có thể được làm thành bánh mì. Các chính phủ cũng cần chống xói mòn đất và xem xét lại các loại cây trồng biến đổi gen. Cũng như lương thực, quá nhiều quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu phân bón. Ở châu Phi, Maroc là một trong số ít các nhà sản xuất lớn. Các quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn, bao gồm Mozambique, Tanzania, Bờ Biển Ngà, Senegal và Mauritania, cần ưu tiên phát triển ngành công nghiệp phân bón trong nước.